Kiểm toán Nhà nước chỉ ra vướng mắc và gợi mở giải pháp phối hợp kiểm toán tại 5 địa phương

5 địa phương gồm Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng vào chiều 23/2/2024 đã có buổi sơ kết Quy chế phối hợp công tác với Kiểm toán Nhà nước.
Năm 2023, Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý hơn 30.200 tỷ đồng Kiểm toán nhà nước ký Quy chế phối hợp với 4 tỉnh, thành phố phía Nam Chủ tịch Quốc hội: Kiểm toán nhà nước cần khẳng định vai trò “gác cửa” về giám sát tài chính quốc gia

Hội nghị Sơ kết Quy chế phối hợp công tác giữa Kiểm toán nhà nước (KTNN) với các tỉnh, thành diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh dưới sự chủ trì của Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn với Thường trực HĐND và UBND các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên và TP. Hải Phòng.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra vướng mắc và gợi mở giải pháp phối hợp kiểm toán tại 5 địa phương
Hội nghị Sơ kết Quy chế phối hợp công tác giữa Kiểm toán nhà nước (KTNN) với các tỉnh, thành

Hoàn thiện hơn trong quản lý, điều hành ngân sách và sử dụng tài chính công

Theo Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ, trong những năm qua, công tác phối hợp giữa KTNN với Thường trực HĐND, UBND các tỉnh, thành phố đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác của mỗi bên. Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã tư vấn và giúp HĐND tỉnh, thành phố hoàn thiện hơn trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, sử dụng ngân sách.

"Sự phối hợp tích cực và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi của HĐND, UBND các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang và TP. Hải Phòng cho các hoạt động của KTNN khu vực VI đã góp phần giúp KTNN hoàn thành tốt kế hoạch kiểm toán hàng năm được Quốc hội giao"- Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo KTNN cũng nhìn nhận, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa KTNN và Thường trực HĐND, UBND các tỉnh, thành phố còn một số hạn chế nhất định cần trao đổi để hoàn thiện. Vì vậy, Hội nghị nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, những mặt còn hạn chế, vướng mắc; đồng thời, thống nhất phương hướng, giải pháp khắc phục các hạn chế còn tồn tại, nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác phối hợp trong thời gian tới.

Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế phối hợp công tác được trình bày tại Hội nghị cho biết, sau khi ký kết, KTNN và Thường trực HĐND, UBND các tỉnh đã tích cực, nghiêm túc triển khai thực hiện Quy chế phối hợp trên cơ sở tuân theo pháp luật và quy định của các bên tham gia.

Công tác phối hợp được thực hiện chặt chẽ, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo mục tiêu đề ra với những nội dung thiết thực, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Đơn cử: xây dựng kế hoạch kiểm toán; thực hiện kiểm toán; thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; phối hợp trong hoạt động giám sát, thẩm tra, quyết định dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách, quản lý và điều hành ngân sách địa phương, giám sát hoạt động của đoàn kiểm toán và của Kiểm toán viên nhà nước.

Đặc biệt, thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã tư vấn giúp các địa phương hoàn thiện hơn trong công tác quản lý, điều hành ngân sách; quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Những thông tin, dữ liệu trao đổi giữa KTNN và Thường trực HĐND, UBND các tỉnh, thành phố đã có tác dụng tích cực cho các cấp chính quyền, cơ quan chức năng của địa phương xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lập dự toán ngân sách, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký chia sẻ: Trong những năm qua, trên cơ sở Quy chế phối hợp, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã chỉ đạo tổ chức thực hiện rất nghiêm túc. Ngoài khối lượng công việc được xác định hằng năm trong kế hoạch kiểm toán của KTNN, chúng tôi đã đề xuất KTNN khu vực VI, KTNN chuyên ngành giúp Quảng Ninh kiểm toán rất nhiều chuyên đề. Trong đó, chuyên đề trọng điểm đầu tiên là kiểm toán về tài nguyên khoáng sản. "Đây là một trong những nguồn tài sản công mà nếu không được kiểm toán, kiểm soát tốt thì rất khó đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững và tránh những rủi ro. Thứ hai là kiểm toán các công trình giao thông trọng điểm. Thứ ba là lĩnh vực bảo vệ môi trường gắn với di sản kỳ quan Vịnh Hạ Long. Vì vậy, số cuộc kiểm toán được KTNN thực hiện trên địa bàn rất lớn."- Bí thư Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh.

Đánh giá cao sự phối hợp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hải Phòng, ông Lê Anh Quân cho biết: Đến nay, KTNN đã thực hiện gần 30 cuộc kiểm toán chuyên đề, trong đó có những nội dung kiểm toán do thành phố chủ động mời KTNN vào cuộc. Đặc biệt, địa phương luôn chú trọng đến công tác thực hiện kiến nghị kiểm toán. Minh chứng là tỷ lệ thực hiện kiến nghị hiện nay đạt cao, năm 2021 đạt trên 91%. "Kết quả, kiến nghị kiểm toán của KTNN đã giúp thành phố nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính công, tài sản công, giúp địa phương khắc phục, đồng thời thực hiện sửa đổi các quy định cho phù hợp, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương"- ông Lê Anh Quân khẳng định.

Phối hợp chặt chẽ trong xây dựng kế hoạch kiểm toán

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh, những kết quả nổi bật mà KTNN đạt được trong suốt những năm qua luôn có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội… và sự đồng hành, phối hợp hiệu quả của HĐND, UBND các địa phương, trong đó có 05 tỉnh, thành phố mà KTNN tiếp tục ký kết Quy chế phối hợp công tác lần này.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra vướng mắc và gợi mở giải pháp phối hợp kiểm toán tại 5 địa phương
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn

Để có sự hợp tác tốt hơn trong thời gian tới trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các địa phương, nhất là trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công tại địa phương, người đứng đầu ngành Kiểm toán nhà nước đã đưa ra một số yêu cầu cụ thể đối với KTNN khu vực VI và 05 tỉnh, thành phố.

Theo đó, các địa phương cùng phối hợp chặt chẽ trong xây dựng kế hoạch kiểm toán. Địa phương cần chủ động đề xuất nội dung kiểm toán gắn với đặc thù của địa phương, thông qua đó giúp tinh gọn đầu mối kiểm toán mà vẫn đem lại hiệu quả.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ trong tổ chức triển khai kiểm toán, đặc biệt là trong quá trình trao đổi cung cấp thông tin cho đoàn kiểm toán, kiểm toán viên; phối hợp thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. "KTNN cũng sẽ nghiên cứu để có hướng dẫn đối với các địa phương, đơn vị trong thực hiện vấn đề này cho thuận lợi"- Tổng Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo ông Ngô Văn Tuấn, các địa phương cần tiếp tục chú trọng phối hợp trong việc tạo điều kiện cho KTNN khu vực VI tham gia vào công tác xây dựng, lập dự toán, quyết toán ngân sách để phục vụ cho công tác kiểm toán được tiếp cận thông tin từ sớm; giám sát hoạt động của các đoàn kiểm toán, giúp giữ vững đạo đức công vụ, ngăn chặn tiêu cực, nhũng nhiễu; thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; phối hợp xử lý tin tố giác tham nhũng, tiêu cực; đào tạo kiến thức về tài chính, ngân sách cho cán bộ dân cử….

Trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết Quy chế phối hợp với Thường trực HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Quy chế đã ký kết cho phù hợp với quy định và tình hình mới.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra vướng mắc và gợi mở giải pháp phối hợp kiểm toán tại 5 địa phương
Ký kết Quy chế phối hợp giữa KTNN với Thường trực HĐND, UBND các tỉnh, thành phố

Quy chế phối hợp công tác giữa KTNN với Thường trực HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên và TP. Hải Phòng gồm 03 Chương, 10 Điều, quy định sự phối hợp công tác giữa KTNN với các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán của KTNN và trong tổ chức các hoạt động giám sát, quyết định dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách, quản lý và điều hành ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; giám sát hoạt động kiểm toán và Kiểm toán viên nhà nước.

Thùy Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm toán nhà nước

Tin cùng chuyên mục

Kiểm soát an toàn thực phẩm, vì sao khó đến thế?

Kiểm soát an toàn thực phẩm, vì sao khó đến thế?

Lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp

PGS.TS Nguyễn Đức Sơn giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Đức Sơn giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ khu vực tỉnh Lào Cai

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ khu vực tỉnh Lào Cai

Nâng cao chất lượng Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để tạo hiệu ứng tốt

Nâng cao chất lượng Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để tạo hiệu ứng tốt

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc: Hơn 100 người đã xuất viện

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc: Hơn 100 người đã xuất viện

Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến 2 dự thảo Thông tư về chất thải rắn sinh hoạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến 2 dự thảo Thông tư về chất thải rắn sinh hoạt

Thời tiết hôm nay 15/5/2024: Bắc Bộ dễ chịu, Nam Bộ nắng nóng, cả nước xuất hiện mưa dông

Thời tiết hôm nay 15/5/2024: Bắc Bộ dễ chịu, Nam Bộ nắng nóng, cả nước xuất hiện mưa dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 15/5/2024: Có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy và gió mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 15/5/2024: Có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy và gió mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 15/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa vừa, mưa to và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 15/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa vừa, mưa to và dông

Binh chủng Hóa học: Tổ chức Triển lãm, trưng bày sách về chủ đề Chủ tịch Hồ Chí Minh

Binh chủng Hóa học: Tổ chức Triển lãm, trưng bày sách về chủ đề Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Cháy lớn tại ngôi nhà 3 tầng trong ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân

Hà Nội: Cháy lớn tại ngôi nhà 3 tầng trong ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nông nghiệp giảm chi phí từ 7% đến 25%

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nông nghiệp giảm chi phí từ 7% đến 25%

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Ưu tiên nguồn lực, quyết liệt triển khai chuyển đổi số

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Ưu tiên nguồn lực, quyết liệt triển khai chuyển đổi số

Hà Nội: Công bố 3 đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn

Hà Nội: Công bố 3 đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn

Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp

Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp

Hà Nội vì sao cứ mưa lớn là "mênh mông biển nước"?

Hà Nội vì sao cứ mưa lớn là "mênh mông biển nước"?

Phấn đấu đưa Hà Nội trở thành trung tâm chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước

Phấn đấu đưa Hà Nội trở thành trung tâm chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước

Cải cách tiền lương: Công chức, viên chức phải sống được bằng lương

Cải cách tiền lương: Công chức, viên chức phải sống được bằng lương

Vinh quang Việt Nam: Dấu ấn 20 năm khơi nguồn sức mạnh của đất nước

Vinh quang Việt Nam: Dấu ấn 20 năm khơi nguồn sức mạnh của đất nước

Xem thêm