Thứ tư 25/12/2024 02:56

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Theo các chuyên gia, Đề án Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần xây dựng được chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội, phù hợp thông lệ quốc tế và thực sự tự do.

Xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng là mô hình tiên phong với thể chế ưu việt chuẩn quốc tế

Sáng 14/10, tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng” do Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức, PGS.TS Bùi Quang Bình - Đại diện tổ tư vấn xây dựng đề án Khu thương mại tự do Đà Nẵng - đã thông tin một số điểm chính trong đề án.

Diễn đàn "Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng'

"Theo đó, Khu thương mại tự do Đà Nẵng được kỳ vọng tạo động lực phát triển, mở rộng quy mô kinh tế TP. Đà Nẵng và tác động tới kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Khu thương mại tự do Đà Nẵng có 3 phân khu chức năng chính: Sản xuất, logistics, thương mại - dịch vụ; với các ưu đãi thuận lợi về hải quan, được miễn thuế và tiền thuê đất theo chính sách đặc khu và được quản lý hiệu quả.

Tầm nhìn đến năm 2030, Khu thương mại tự do Đà Nẵng sẽ là khu vực phát triển năng động và có sức cạnh tranh cao trong Đông Nam Á. Đến năm 2040, Khu thương mại tự do Đà Nẵng trở thành điểm đến quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trung tâm tăng trưởng của thành phố với /chu-de/trung-tam-logistics.topic và tái xuất khẩu quốc tế. Về dài hạn, hướng đến đưa Khu thương mại tự do Đà Nẵng trở thành khu vực có sức cạnh tranh trên thế giới, nâng tầm phát triển của cả nước.

TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu xây dựng Khu thương mại tự do trở thành mô hình tiên phong với thể chế ưu việt theo chuẩn quốc tế, thu hút các nhà đầu tư hàng đầu trong các lĩnh vực ưu tiên. Mục tiêu phát triển, đến năm 2030, Khu thương mại tự do Đà Nẵng đóng góp trực tiếp từ 1 - 2% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), trong đó, công nghiệp trong Khu thương mại tự do đóng góp 1,2%; thương mại - dịch vụ đóng góp 2,6%; thu hút khoảng 21.000 lao động.

Đến năm 2040, kinh tế từ Khu thương mại tự do sẽ đóng góp 9,5% GRDP Đà Nẵng (công nghiệp 8,8%; thương mại - dịch vụ 10,9%), thu hút khoảng 90.000 lao động. Đến năm 2050, Khu thương mại tự do Đà Nẵng được kỳ vọng đóng góp 17,9% GRDP Đà Nẵng (công nghiệp 13,2%; thương mại - dịch vụ 22,3%) và là nơi làm việc của 127.000 lao động.

PGS.TS Bùi Quang Bình - Thành viên tổ tư vấn xây dựng đề án Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Về mô hình, TP. Đà Nẵng xác định mô hình phát triển Khu thương mại tự do Đà Nẵng là mô hình Khu thương mại tự do phức hợp đa chức năng theo cơ chế liên thông “khu trong khu”. “Mô hình này có sự kế thừa, tham khảo kinh nghiệm của các mô hình khu thương mại tự do đã thành công trên thế giới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của TP. Đà Nẵng”, PGS.TS Bùi Quang Bình nói.

Khu thương mại tự do Đà Nẵng định hướng ưu tiên phát triển 4 ngành, lĩnh vực gồm logistics, sản xuất, thương mại - dịch vụ, đổi mới sáng tạo.

Cần có những cơ chế, chính sách đặc thù, vượt khung, vượt trội, phù hợp với thông lệ quốc tế

Thảo luận tại diễn đàn về xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng đảm bảo hoạt động hiệu quả, các chuyên gia kinh tế đều chú trọng đến vấn đề trước nhất là cơ chế, chính sách đặc thù thu hút đầu tư vào Khu thương mại tự do.

Theo PGS.TS Bùi Quang Bình, thông qua việc nghiên cứu cơ chế chính sách của Nghị quyết 136 của Quốc hội so với các cơ chế chính sách của các Khu thương mại tự do trên thế giới thì còn chưa nổi trội. “Vì vậy, tham vọng đầu tiên của nhóm xây dựng đề án là tạo ra cơ chế chưa từng có, phù hợp thông lệ quốc tế và tự do để thu hút đầu tư phát triển. Những cơ chế của Nghị quyết 136 chỉ là bước đầu để xây dựng. Nghị quyết 136 cho phép xây dựng cơ chế đặc thù, thí điểm”, PGS.TS Bùi Quang Bình nói và đề xuất, việc xây dựng cơ chế chính sách của Khu thương mại tự do nên để ‘mở’ để tạo sự linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu của các nhà đầu tư lớn, chiến lược.

Các đại biểu trao đổi thảo luận tại diễn đàn 'Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng' sáng 14/11

Đồng tình với quan điểm này, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng, cần xây dựng khung pháp lý và các chính sách ưu đãi linh hoạt để thu hút đầu tư vào khu thương mại tự do, như chính sách ưu đãi thuế (miễn thuế VAT cho hàng hóa, ưu đãi về sử dụng đất), hải quan thông thoáng để thu hút đầu tư mạnh mẽ vào khu thương mại tự do.

“Khu thương mại tự do Đà Nẵng không chỉ kỳ vọng tạo đột phá cho Đà Nẵng, mà là mô hình để sau này các địa phương khác có thể tổ chức triển khai. Để tạo ra sức hút, phải có đề xuất vượt khung, vượt trội, nhất là hiện nay nguồn hàng tại TP. Đà Nẵng chưa phong phú”, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - nói.

Còn bà Đào Thanh Hương - Phó Vụ trưởng Vụ kinh tế công nghiệp, dịch vụ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng, khi nói đến cơ chế chính sách thu hút đầu tư Khu thương mại tự do Đà Nẵng, phải phân định rõ ràng cơ chế chính sách trong và ngoài khu thương mại tự do. Đối với cơ chế chính sách ngoài khu thương mại tự do, chỉ áp dụng chính sách chung hiện tại. “Đối với bên trong khu thương mại tự do, phải có cơ chế chính sách thu hút đầu tư vượt trội, chưa từng có trong tiền lệ. Vấn đề này TP. Đà Nẵng phải mạnh dạn đề xuất đưa vào đề án xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng để trình Thủ tướng” - bà Đào Thanh Hương đề xuất.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài nhận định, việc TP. Đà Nẵng thí điểm thành lập Khu thương mại tự do là cơ sở để thí điểm các chính sách mới, làm tiền đề để luật hóa các quy định về khu thương mại tự do cho cả nước. Thứ trưởng Trương Thanh Hoài cũng khẳng định, Bộ Công Thương luôn ủng hộ, đồng hành cùng các bộ, ngành và TP. Đà Nẵng trong quá trình xây dựng, triển khai Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Phòng vệ thương mại: Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất

Ocean City tổ chức hội chợ xuân Giảng Võ, quy tụ gần 200 gian hàng Việt Nam và Quốc tế

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang