Thứ hai 23/12/2024 10:21

Khu kinh tế Nam Phú Yên là khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực

Khu kinh tế Nam Phú Yên được điều chỉnh quy hoạch lên rộng hơn 20.700ha, chia thành 6 phân khu, là khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực.

Sáng 7/11, tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, diễn ra Lễ công bố Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên đến năm 2040.

Dự buổi lễ có đại diện Bộ Xây Dựng, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo tỉnh Phú Yên và đại diện các sở, ban ngành trong tỉnh; lãnh đạo các tỉnh Bình Định, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đắk Lắk, và đại diện một số doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Quy mô diện tích 20.730ha, chia thành 6 phân khu

Theo Quyết định số 1226/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên đến năm 2040. Khu kinh tế Nam Phú Yên có quy mô diện tích 20.730ha, phía Bắc giáp sông Đà Rằng; phía Nam giáp huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp hành lang cao tốc Bắc Nam.

Khu kinh tế Nam Phú Yên là khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm phát triển là: Công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp gắn với cảng biển, tập trung thu hút các ngành công nghiệp, luyện kim, lọc hóa dầu, năng lượng,... Cùng với đó, phát triển du lịch sinh thái; đô thị dịch vụ thương mại - du lịch sông, biển gắn với việc khai thác sân bay Tuy Hòa và hệ thống cảng biển,...

Về quy mô dân số, đến năm 2030 khoảng 220.000 người, trong đó dân số thường trú khoảng 200.000 người, dân số quy đổi khoảng 20.000 người. Đến năm 2040 dân số khoảng 280.000 người.

Quy mô đất đai, đến năm 2030, đất xây dựng các khu chức năng khoảng 9.840ha. Trong đó, 2.420ha dùng để phát triển dân cư đô thị; phát triển hỗn hợp khoảng 224ha; đất phát triển dân cư nông thôn khoảng 789ha; khu công nghiệp, cụm công nghiệp khoảng 2.038ha; dịch vụ du lịch khoảng 767ha; đất xây dựng các khu chức năng khác khoảng 3.603ha.

Bản vẽ định hướng kiểm soát về kiến trúc, cảnh quan

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung cũng nêu rõ, Khu kinh tế Nam Phú Yên có 3 trung tâm phát triển chính là trung tâm đô thị sân bay, trung tâm đô thị Hòa Vinh và trung tâm đô thị thương mại ven biển.

Khu kinh tế Nam Phú Yên được chia thành 6 phân khu chức năng. Cụ thể, khu vực phát triển đô thị phía Bắc sân bay Tuy Hòa (phân khu 1) có diện tích đất tự nhiên khoảng 3.820 ha. Trong đó, đất xây dựng các khu chức năng khoảng 3.100 ha và đất khác khoảng 720 ha. Khu vực phát triển Đô thị du lịch - dịch vụ ven biển (phân khu 2) có diện tích đất tự nhiên khoảng 3.080 ha. Trong đó, đất xây dựng các khu chức năng khoảng 3.010 ha. Khu vực phát triển đô thị Hòa Vinh (phân khu 3) có diện tích đất tự nhiên khoảng 2.570 ha sẽ dùng khoảng 1.690 ha đất xây dựng các khu chức năng khoảng 1.690 ha. Phân khu 4 là Khu vực phát triển du lịch - dịch vụ ven sông Bàn Thạch có diện tích đất tự nhiên khoảng 1.860 ha (đất xây dựng các khu chức năng khoảng 950 ha. Khu vực phát triển công nghiệp tập trung (phân khu 5) có diện tích đất tự nhiên khoảng 3.150 ha (đất xây dựng các khu chức năng khoảng 2.416 ha). Cuối cùng là khu vực phát triển du lịch phía Nam (phân khu 6) có diện tích đất tự nhiên khoảng 6.250 ha. Trong đó, đất xây dựng các khu chức năng khoảng 1.514 ha.

Một trong những trung tâm công nghiệp, cảng biển quan trọng của vùng

Theo ông Tạ Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, Khu kinh tế Nam Phú Yên là một trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm của các nước. Nơi đây có vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên thuận lợi để trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, cảng biển quan trọng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, kết hợp với Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa tạo thành Vùng kinh tế Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa với quy mô lớn.

Ông Tạ Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên phát biểu

Việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên đến năm 2040 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu, để hiện thực hóa quy hoạch, thu hút đầu tư, phát triển Khu Kinh tế Nam Phú Yên còn rất nhiều công việc phải làm với những khó khăn, thách thức rất lớn.

"Phú Yên đang mở rộng cánh cửa chào đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến để tìm cơ hội đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng, lợi thế nêu trên. Đến với Phú Yên, các nhà đầu tư sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện thành công dự án và đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai", ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo đó, Khu kinh tế Nam Phú yên sẽ tập trung thu hút đầu tư các dự án lớn, chiến lược, các dự án công nghiệp công nghệ cao, các dự án hạ tầng Khu công nghiệp, dự án thuộc nhóm ngành công nghiệp gắn với việc phát huy lợi thế cảng biển, tập trung thu hút các ngành công nghiệp luyện kim, lọc hóa dầu, năng lượng,... vào KCN Hòa Tâm để tạo cú hích phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên, nhất là khu vực cảng Bãi Gốc, KCN Hòa Tâm nhằm từng bước cụ thể hóa định hướng phát triển cảng Bãi Gốc.

Ngoài ra, đối với lĩnh vực đô thị, dịch vụ, du lịch, thể thao, sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án khu đô thị, dịch vụ, du lịch sinh thái ven biển, ven sông, khu tổ hợp dịch vụ du lịch vịnh Vũng Rô, Khu du lịch nghỉ dưỡng Hòn Nưa, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Biển Hồ; khai thác các bến xe khách, xe buýt, bến tàu phục vụ du lịch;...

Ông Tạ Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh nhận quyết định điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nam Phú Yên.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Trần Thu Hằng - Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc (Bộ Xây dựng) mong muốn, chính quyền tỉnh Phú Yên sớm chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện việc triển khai công tác lập quy hoạch phân khu, quy hoạch và các dự án đầu tư xây dựng đảm bảo các quan điểm, nguyên tắc, tuân thủ định hướng phát triển không gian; định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung.

Bà Hằng đề xuất, tỉnh Phú Yên cần cụ thể hóa Điều chỉnh quy hoạch chung; quản lý toàn diện các hoạt động đầu tư theo đúng quy định; xây dựng chính sách kiểm soát đầu tư, ưu đãi đầu tư cho từng khu vực; tạo và phân bổ vốn, có chương trình thu hút các nguồn vốn đầu tư;.... Đặc biệt, nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch, quy định quản lý có liên quan đã ban hành phù hợp với Điều chỉnh Quy hoạch chung.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Phú Yên

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ