Thứ hai 23/12/2024 03:35

Khơi dậy niềm tự hào, tình yêu Hà Nội

Hà Nội đang có nhiều điều kiện, nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp văn hóa, cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thủ đô, xây dựng sức mạnh mềm.

Hội tụ nhiều nguồn lực

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, hiện nay cả trong nước lẫn bình diện quốc tế, văn hóa luôn được xem là có vị trí quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển chung của đất nước. Hơn thế, không chỉ có những giá trị tinh thần, văn hóa giờ đây còn đang chứng minh những giá trị vật chất thông qua phát triển công nghiệp văn hóa. Ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo đang là một xu thế mới, mang tính đột phá cho nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, và đúng với cả Hà Nội.

Di sản văn hóa là nguồn lực quan trọng của Hà Nội

Các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo có doanh thu cao và tốc độ tăng trưởng luôn gấp 1,5 tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của mỗi quốc gia. Đây là những lĩnh vực sử dụng tài năng sáng tạo, vốn văn hóa kết hợp với công nghệ và kỹ năng kinh doanh để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ văn hóa, trong đó tài năng sáng tạo và vốn văn hóa chính là lợi thế của chúng ta.

Mặt khác, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo không chỉ khai thác những giá trị, tiềm năng của văn hóa cho phát triển kinh tế, mà còn là cách chúng ta xây dựng sức mạnh mềm cho đất nước.

Hà Nội là một trong các địa phương có lợi thế để phát triển công nghiệp văn hóa. Trong đó, Hà Nội có vốn di sản văn hóa giàu có với 5.922 di tích, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, 1.206 lễ hội diễn ra trong năm, khoảng 300 làng nghề truyền thống; đặc biệt Thủ đô còn có nguồn lực con người to lớn, với trên 51,7% dân số trẻ.

Ngoài ra, Hà Nội là nơi hội tụ nhiều nghệ nhân giỏi, thợ lành nghề, cộng đồng sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa… Có thể nói, đây chính là nguồn lực quý giá để phát triển công nghiệp văn hóa, qua đó chuyển hóa tối đa giá trị văn hóa trở thành “sức mạnh mềm”, gia tăng sức ảnh hưởng về chính trị, kinh tế trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.

Trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh về giá trị của văn hóa và con người Hà Nội rằng: “Đây chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới. Do đó, cần khơi dậy lòng tự hào, tình yêu, tinh thần trách nhiệm với Hà Nội”. Trên tinh thần này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho hay, những giá trị văn hóa đã, đang và sẽ làm nên bản sắc và sự độc đáo của Thủ đô, kết tinh trong những con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, giúp Hà Nội trở thành Thủ đô sáng tạo của khu vực và trên thế giới.

Phát huy tiềm năng

Hà Nội lựa chọn xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là bước đột phá trong phát triển Thủ đô, bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển văn hóa, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, gia tăng thu nhập. Thành phố xác định phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên các trụ cột “Sáng tạo - Thị trường – Công nghệ”.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Hà Nội đã rất đúng khi lựa chọn thế mạnh của mình – văn hóa – để tạo ra đột phá cho sự phát triển Thủ đô. Mảnh đất ngàn năm văn hiến này chứa đựng những giá trị không nơi nào so sánh được; tất cả đều có thể xây dựng cho Hà Nội những thương hiệu, để từ đó tạo ra những lợi ích về chính trị, kinh tế, xã hội cho Thủ đô.

Nguồn nhân lực, yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa phát triển

Tuy nhiên, trên thực tế, dù có nhiều tiềm năng, thế mạnh tuy nhiên Hà Nội vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả những ưu thế. Vì thế, có nhiều ý kiến nêu rằng, nếu biết sử dụng, khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh Hà Nội đơn thuần tạo ra sản phẩm văn hóa mà còn là lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sáng tạo, định vị những thương hiệu văn hóa mới, tạo nên sức hấp dẫn mớ cho Hà Nội.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn chia sẻ, điều quan trọng nhất đó là cần tạo ra một môi trường khuyến khích sáng tạo, hỗ trợ cho sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Thủ đô; chúng ta nhất thiết phải đưa những chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp văn hóa nhanh chóng đi vào thực tiễn.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia văn hóa, việc có một nghị quyết chuyên đề về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Hà Nội trong 5 năm sắp tới là rất hữu ích, có tác dụng định hướng cho lĩnh vực quan trọng này, đồng thời là cơ sở pháp lý để Hà Nội có thêm chính sách về ưu đãi thuế, đất đai, hỗ trợ pháp lý cho các tổ chức văn hóa nghệ thuật.

Khi chúng ta có được sự đồng thuận về nhận thức rằng, văn hóa là lĩnh vực quan trọng đối với Thủ đô, và công nghiệp văn hóa tạo thuận lợi, lợi thế để Thủ đô khẳng định giá trị, thương hiệu của mình; khi chúng ta thấy được rằng, cái đẹp không chỉ “cứu rỗi thế giới” bằng cách giúp cho tinh thần của chúng ta lạc quan, hạnh phúc hơn, mà còn có thể đem lại lợi ích về kinh tế - xã hội khác, chúng ta sẽ hình thành nên môi trường thuận lợi cho sự phát triển văn hóa nói chung, các ngành công nghiệp văn hóa nói riêng.

Những giá trị văn hóa đã, đang và sẽ làm nên bản sắc và sự độc đáo, kết tinh trong mỗi con người, giúp Hà Nội trở thành Thủ đô sáng tạo của khu vực và trên thế giới.
Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững