Chủ nhật 22/12/2024 14:48

Khó khăn khi cai thuốc lá và cách để vượt qua

Hút thuốc lá là một thói quen gây ra vô vàn tác hại cho sức khỏe. Việc cai thuốc lá là một quyết định đúng đắn để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Tuy nhiên, quá trình cai nghiện không hề dễ dàng, người hút thuốc lá thường phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam chia sẻ, những cảm giác khó chịu khi bắt đầu cai/bỏ thuốc lá thường bắt đầu vài giờ sau khi hút điếu thuốc lá cuối cùng, và tăng đến mực tối đa trong vòng 48 - 72 giờ đồng hồ sau và có thể kéo dài đến vài tuần. Khi các vấn đề này xảy ra với cơ thể, một số người quyết tâm và kiên trì thì vượt qua chúng, ngược lại nếu không quyết tâm sẽ hút thuốc trở lại, thậm chí có người lại còn hút nhiều hơn trước.

Việc cai thuốc lá là một quyết định đúng đắn để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Ảnh minh họa

Thành phần chính trong khói thuốc lá là nicotine, một chất không mùi, không màu, không vị nên khi hít vào cơ thể không nhận ra sự có mặt của nó và chỉ mất 7 giây, nicotine vào phổi đã lên não của người hút.

Theo thời gian, nicotine sẽ tạo cảm giác hưng phấn và bộ não sẽ coi việc sử dụng nicotine có liên quan đến cảm giác thoải mái. Khi muốn cai thuốc lá nhưng não bộ đã quen với việc sử dụng nicotine thì việc cắt giảm nicotine hay ngưng hút thuốc đột ngột có thể gây ra sự thay đổi hay hội chứng cai nghiện khiến cho người hút gặp phải một số triệu chứng như lo lắng, khó chịu, căng thẳng, dễ nổi nóng, trầm cảm, nhức đầu, mệt mỏi,…

Sự thay đổi này xảy ra trong não bộ là kết quả của một quá trình được lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến lệ thuộc vào nicotine, vì cơ thể người hút thuốc đang cảm thấy sự cần thiết của chất này trong hệ thống dẫn truyền thần kinh. Càng lệ thuộc bao nhiêu càng khó bỏ/cai bấy nhiêu.

Thậm chí, người hút thuốc lá còn nghiện những cảm giác phụ như đốt, ngậm điếu thuốc, hít, nhả khói, nhìn khói thuốc bay, ngửi mùi thuốc lá… Như vậy, thuốc lá không chỉ tác động lên não mà còn tác động đến tâm lý, ăn sâu vào tiềm thức của người hút bằng việc tạo ra một vòng tròn lẩn quẩn của việc sử dụng với những yếu tố tác động, làm người nghiện thuốc lá khó bỏ và tiếp tục nghiện thuốc lá.

Theo các chuyên gia y tế, để có một cơ thể khỏe mạnh thì tốt nhất là tránh xa thuốc lá. Nếu đã hút thì nên lên kế hoạch bỏ càng sớm càng tốt, ngay cả khi chưa có bệnh, chứ không đợi đến khi phát bệnh mới bỏ thuốc. Bỏ thuốc giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường thể lực, giảm căng thẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mọi lý do từ môi trường, hoàn cảnh, bạn bè rủ rê… chỉ là những yếu tố tác động bên ngoài. Bỏ thuốc lá là một quyết định sáng suốt để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Điều cốt yếu khiến việc bỏ thuốc lá thành công đó chính là ý chí quyết tâm và sự kiên trì của bản thân người hút. Một khi có quyết tâm, có ý chí kiên định thì việc từ bỏ thuốc lá hoàn toàn có thể thực hiện được.

Thanh Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Thuốc lá điện tử

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt

Công bằng, bình đẳng tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS