Huyện Thái Thụy – Thái Bình 5 năm chuyển mình

Về huyện Thái Thụy (Thái Bình) hôm nay, đi trên những con đường nông thôn đổ bê tông chạy dài, hay đến với vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; những cụm công nghiệp đang hối hả xe ra vào…, ở đâu cũng có thể cảm nhận được hơi thở và sức sống của quá trình đổi mới và phát triển không ngừng. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV, Thái Thụy có rất nhiều điều đáng để tự hào…
Huyện Thái Thụy – Thái Bình 5 năm chuyển mình
Thu hoạch ngao tại Cồn Đen - Thái Đô

Bứt phá nhờ kinh tế hàng hóa

Sở hữu bờ biển dài 27km với gần 96.000 ha bãi triều ven biển giàu tiềm năng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thái Thụy lần thứ XIV xác định rõ: Một trong những định hướng để đưa Thái Thụy phát triển, đó là từng bước khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của một huyện ven biển.

Từ định hướng này, Thái Thụy đã khai thác vùng bãi triều đưa vào nuôi ngao, nâng tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 4.085 ha, với 3 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, việc khai thác thủy sản cũng tăng nhanh về số lượng, công suất và năng lực khai thác. Toàn huyện hiện có 460 phương tiện khai thác thủy sản, giải quyết việc làm cho 1.589 lao động. Dịch vụ hậu cần nghề cá ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa.

Song song với phát triển kinh tế biển, hoạt động chăn nuôi cũng được phát triển theo hướng trang trại quy mô lớn, với 6 khu chăn nuôi tập trung diện tích 157,79 ha. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng đã có những chuyển biến lớn nhờ việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng; từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, khoa học công nghệ đã được phố biến đến hầu hết các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. Đến nay, Thái Thụy có 28 "cánh đồng mẫu", diện tích 3.670 ha; 95% diện tích đất nông nghiệp được làm đất và thu hoạch bằng máy, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha canh tác từ 85 triệu đồng (năm 2010) tăng lên 120 triệu đồng (năm 2015)...

Đặc biệt, sau 5 năm, từ một huyện có nền kinh tế công nghiệp, xây dựng cơ bản chỉ chiếm 26,2%, đến nay đã tăng lên 35,5% cơ cấu kinh tế với 63 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất bình quân 5 năm ước tăng 14,98%. Hiện Thái Thụy đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020; quy hoạch Cụm công nghiệp Thái Thọ, Thụy Tân, Mỹ Xuyên. 5 năm qua, huyện đã có 25 dự án, được cấp phép đầu tư, trong đó có 4 dự án thuộc cụm công nghiệp. Với nhiều dự án lớn đã hoàn thành và đi vào hoạt động như: Nhà máy bột cá tại Thụy Tân, Kho xăng dầu của Công ty Hải Hà; Nhà máy Amonitrat; Trung tâm Nhiệt điện Thái Bình... nền công nghiệp Thái Thụy đang có thêm động lực để phát triển những năm tiếp theo.

Cùng với công nghiệp, thương mại - dịch vụ của Thái Thụy cũng duy trì ổn định và có bước phát triển, với giá trị sản xuất bình quân 5 năm ước tăng 6,78%/năm. Toàn huyện hiện có trên 300 doanh nghiệp, trên 3.500 hộ kinh doanh cá thể, có 42 chợ nông thôn. Các hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước... bước đầu đã đáp ứng nhu cầu nhân dân. Trong đó, vận tải biển với 150 doanh nghiệp, 300 phương tiện hoạt động các tuyến trong và ngoài nước, 30 tàu vận chuyển quốc tế, giải quyết việc làm với thu nhập cao cho nhiều lao động.

Huyện Thái Thụy – Thái Bình 5 năm chuyển mình
Tàu chuẩn bị xuất xưởng tại Nhà máy đóng tàu Đại Dương

Nỗ lực cho một diện mạo mới

Phát huy những tiềm năng lợi thế sẵn có, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV, điều dễ nhận thấy nhất trong bức tranh toàn cảnh của Thái Thụy là hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp và có những đổi thay rõ rệt. Rất nhiều công trình trọng điểm được đầu tư xây dựng như: Cầu Diêm Điền, cầu Trà Linh, cầu Trà Giang, đường Thái Thủy- Thái Thịnh, đường ra Cồn Đen, đường ĐH91, đường 39B... Việc quy hoạch xây dựng, mở rộng thị trấn Diêm Điền lên đô thị loại IV; xã Thái Hưng lên đô thị loại V cũng đã hoàn thành... tạo cho Thái Thụy hình ảnh một huyện ven biển năng động và nhiều đổi mới.

Cùng với kinh tế - hạ tầng phát triển, nông thôn của Thái Thụy giờ đây đã thay da đổi thịt sau khi được đầu tư xây dựng nông thôn mới với nguồn vốn đạt hơn 1.026 tỷ đồng. Không chỉ là huyện dẫn đầu tỉnh Thái Bình về số xã hoàn thành 19 tiêu chí mà hơn thế, cách làm sáng tạo của một số địa phương, như: Thụy Phúc, Thụy Văn, Thụy An của Thái Thụy… còn được chọn làm cơ sở để Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình điểu chỉnh cơ chế chính sách chung xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn tỉnh.

Giai đoạn 2015 - 2020, huyện Thái Thụy đặt mục tiêu phát triển kinh tế biển là ngành mũi nhọn tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế. Gắn phát triển kinh tế biển với công tác an ninh, quốc phòng và phát triển văn hóa.

Nhờ kinh tế phát triển, Thái Thụy có thêm điều kiện để đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đến nay, Thái Thụy đã có 102 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 21 trường so với năm 2010, trong đó có 13 trường đạt chuẩn mức độ II. Các chương trình y tế có mục tiêu được triển khai nề nếp, hiệu quả, với 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, trong đó có 32/48 xã (chiếm 66,7%) đạt chuẩn quốc gia y tế giai đoạn II (2011 - 2020). Hoạt động nhân đạo từ thiện, xóa đói giảm nghèo được xã hội hóa với nhiều hình thức. Tính đến năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung toàn huyện giảm xuống còn 2,96%, hộ cận nghèo 3,37%.

Thái Thụy có được thành quả đáng trân trọng như hôm nay là kết quả từ sự chủ động tích cực đổi mới nhiều mặt trong hệ thống chính trị của huyện, thẳng thắn chỉ rõ hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và trách nhiệm của từng cấp, từng ngành để có giải pháp khắc phục. Đặc biệt, việc thực hiện cơ chế một cửa được quan tâm chỉ đạo cũng giúp cho công tác quản lý nhà nước ngày càng minh bạch, hiệu quả, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức huyện Thái Thụy. Đó còn là kết quả từ sự đổi mới của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Thay vì những lời hô hào bóng bẩy, những khẩu hiệu to tát; mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở Thái Thụy đã hướng đoàn viên, hội viên vào các hoạt động thiết thực, các chương trình phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xóa nhà dột nát, xây dựng đời sống văn hóa,... qua đó đã phát huy được những giá trị tốt đẹp, tăng cường tình đoàn kết, đóng góp có hiệu quả vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thành Long - Viết Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Sở Công Thương Gia Lai đồng hành cùng doanh nghiệp xăng dầu

Sở Công Thương Gia Lai đồng hành cùng doanh nghiệp xăng dầu

Việc đồng hành cùng doanh nghiệp sẽ góp phần phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Gia Lai ổn định, minh bạch và bền vững.
Triển khai Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Không chờ sáp nhập

Triển khai Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Không chờ sáp nhập

Thành phố Đà Nẵng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng trong tháng 4/2025 và triển khai ngay, không chờ đợi.
Cử tri Đà Nẵng đề nghị xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh sữa giả, thuốc giả

Cử tri Đà Nẵng đề nghị xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh sữa giả, thuốc giả

Cử tri Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) bức xúc về tình trạng sữa, thuốc giả ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, đề nghị Quốc hội và Chính phủ xử lý dứt điểm.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Hiệp hội Logistics và Cảng biển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Hiệp hội Logistics và Cảng biển

Hiệp hội Logistics và Cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý và chính quyền hướng tới sự phát triển bền vững.
Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Do diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài đầu năm, mưa to vào thời kỳ đậu quả khiến hoa và trái nhỏ bị thối, đào Bắc Hà mất mùa.

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào đẩy mạnh hợp tác đa lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, phát triển.
Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn sẽ tạo không gian phát triển, để tỉnh Thái Nguyên mới có động lực để bứt phá, phát triển vững chắc hơn về mọi mặt...
TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

Từ đầu năm đến nay, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đã hậu kiểm 2.174 hồ sơ tự công bố sản phẩm.
Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre (1/5/1975 - 1/5/2025).
Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Vụ nổ xảy ra tại thị xã Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) đã khiến 3 người bị bỏng nặng phải vào viện cấp cứu. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch xử lý đất công, nhà không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc không đúng mục đích trên địa bàn.
Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Tỉnh Hà Giang vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 32 nhằm đánh giá thực hiện nhiệm vụ quý I; xem xét đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Không gian tương tác “Vọng cảnh AR” tại Bảo tàng Đà Nẵng mở ra hướng tiếp cận mới trong hoạt động trưng bày, quảng bá di sản văn hóa địa phương.
Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Việc sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên được kỳ vọng sẽ kiến tạo một không gian phát triển mới, mang tính đột phá cho cả hai địa phương.
TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

Ngầm hóa lưới điện giúp TP. Hồ Chí Minh đảm bảo an toàn cung cấp điện, nâng cao mỹ quan đô thị, phát triển hạ tầng bền vững và tạo môi trường sống hiện đại.
Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Sáp nhập Lào Cai và Yên Bái sẽ tạo động lực phát triển. Hai địa phương có lịch sử gắn bó lâu đời, điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu tài nguyên khoáng sản...
Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Yên Bái đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, bước quan trọng mở không gian phát triển mới.
Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Trung ương dự kiến hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là Đồng Nai, dự kiến sau sắp xếp đơn vị này sẽ còn 97 xã, phường.
Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Ngày 23/4, TP. Hải Phòng có văn bản tạm dừng chuyên chở xe ô tô con, xe ô tô tải qua phà Đồng Bài, huyện Cát Hải, từ ngày 26/4 - 4/5; thời gian từ 9 - 13 giờ.
Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về đề án sáp nhập xã, qua đó đã đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao của cử tri và nhân dân.
Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Thành phố Đà Nẵng điều chỉnh số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp gồm 12 phường, 3 xã và 1 đặc khu, giảm 3 đơn vị so với phương án trước đó.
Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định đang đứng trước một dấu mốc lịch sử quan trọng khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập hàng loạt đơn vị hành chính cấp xã, phường với tên gọi mới.
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt và vượt 8% trong năm 2025 thông qua các giải pháp quyết liệt phát triển lĩnh vực kinh tế ngành.
Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng giai đoạn sáp nhập đơn vị hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng và xây dựng trái phép.
Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên sáp nhập giảm 84 xã, 83% cử tri đồng thuận. Bộ máy tinh gọn, hiệu quả hơn – tạo dư địa phát triển vùng biên và nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Mobile VerionPhiên bản di động