Thứ hai 23/12/2024 06:14

Huyện Hoàng Su Phì: Nỗ lực bảo tồn cây chè Shan tuyết

Trước tình trạng xói mòn, sâu bệnh gây hại đến cây chè Shan tuyết cổ thụ, chính quyền huyện Hoàng Su Phì nỗ lực thực hiện các biện pháp bảo tồn đặc sản này.

Cải thiện sinh kế từ cây chè

Huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Gianghiện có 4.652,8 ha cây chè Shan tuyết, diện tích cho thu hoạch 3.599,1 ha, năng suất 39,0 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 14.000 tấn/năm. Một số xã có diện tích chè tập trung lớn như: Thông Nguyên 655,9 ha, Hồ Thầu 507 ha, Nậm Khòa 740 ha, Nậm Ty 557 ha, Nậm Dịch 220 ha, Tả Sử Choóng 188,4 ha, Túng Sán 269 ha, Bản Luốc 255,7 ha, Nam Sơn 630,5 ha. Diện tích còn lại nằm dải dác tại các xã trong huyện.

Ông Nông Văn Đức - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp, huyện Hoàng Su Phì cho biết: Cây chè Shan tuyết trên địa bàn huyện sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên, không phân bón hoá học, không thuốc trừ sâu nên sản phẩm làm ra an toàn tuyệt đối. Hiện 400 ha trong tổng số 4.652,8 ha diện tích chè của Hoàng Su Phì được chứng nhận hữu cơ, trong đó có 140 ha chè Shan tuyết ở Phìn Hồ được EU chứng nhận.

Được xác định là mũi nhọn kinh tế và cây xoá đói giảm nghèo cho bà con dân tộc thiểu số, huyện Hoàng Shu Phì cũng tạo nhiều điều kiện để phát triển cũng như nâng cao giá trị cây chè Shan tuyết cổ thụ. Trong đó, phát triển khâu chế biến chè là trọng tâm.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện có 11 hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến, sản xuất chè có quy mô từ 3-5 tấn/ngày trở lên, đạt công suất bình quân chế biến 60 - 100 tấn chè khô/đơn vị/năm. Ngoài ra còn có 20 cơ sở chế biến theo quy mô lớn theo hộ, nhóm hộ và 300 cơ sở chế biến nhỏ quy mô hộ nhỏ.

Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ (xã Thông Nguyên) là đơn vị đầu tiên trên địa bàn huyện đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại sử dụng các nguyên liệu đốt như gas, điện, dầu diezen thay củi. Hợp tác xã đã liên kết với các hộ dân trên địa bàn xã Thông Nguyên, Tả Sử Choóng, Túng Sán... thu mua, sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm chè từ bình dân đến cao cấp, như chè xanh xao xuốt, chè vàng, hồng trà, bạch trà... doanh thu hàng năm trên 20 tỷ đồng. Các sản phẩm đều có mã QR để nhận biết sản phẩm. Ngoài phục vụ thị trường nội địa, sản phẩm của hợp tác xã còn xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Đài Loan và Nga, Pakitan....

Huyện Hoàng Su Phì: Nỗ lực bảo tồn cây chè Shan tuyết

Bà Lý Mùi Mương - Phó Giám đốc Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ, chia sẻ: Để tạo lòng tin với người tiêu dùng, hợp tác xã không chạy theo số lượng mà kiên trì giữ 3 yếu tố: Nguyên liệu sạch, tỉ mỉ trong từng khâu chế biến, sản phẩm đưa đến khách hàng được đóng gói cẩn thận và minh bạch thông tin để tạo lòng tin với người tiêu dùng.

Triết lý kinh doanh đúng đắn đã giúp thương hiệu Fìn Hò trà có chỗ đứng trên thị trường. Sản phẩm hồng trà và trà xanh của hợp tác xã đã được chứng nhận OCOP 5 sao, đã mở ra cơ hội thị trường và lan toả thương hiệu chè Shan tuyết. Đồng nghĩa, giúp bà con vùng nguyên liệu cải thiện thu nhập, tăng chất lượng cuộc sống.

Dù không phải là đầu mối duy nhất thu mua nguyên liệu nhưng luôn là đơn vị đưa ra giá tốt nhất, giúp bà con không bị ép giá và có thu nhập tốt nhất có thể”, bà Lý Mùi Mương chia sẻ.

Khắc phục khó khăn, bảo tồn giống chè quý

Dù đã và đang mang lại thu nhập tốt hơn cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, tuy nhiên việc bảo tồn, phát triển cây chè Shan tuyết đang gặp khó khăn. Ông Nông Văn Đức bày tỏ: Hiện một số cây chè đã bị nhiễm bệnh cùng hiện tượng đất bị xói mòn, bạc màu nên cây yếu thấy rõ.

Bên cạnh đó, nương chè chủ yếu ở các khu vực núi cao giao thông đi lại khó khăn khiến việc vận chuyển chè búp tươi hạn chế, dẫn đến năng suất lao động thấp. Đây cũng là nguyên nhân các doanh nghiệp lớn ngại đầu tư cho chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè Shan tuyết chất lượng cao. Tập quán canh tác của người dân cũng là nguyên nhân làm giảm năng suất, sản lượng chè.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc còn thấp, sản phẩm làm ra chủ yếu là chè vàng, chè phơi bán cho thị trường Trung Quốc nên giá thành không cao. Thời gian gần đây, việc các thương nhân Trung Quốc đẩy mạnh mua chè vàng với giá cao và yêu cầu sản phẩm hết sức đơn giản gây thiếunguyên liệu cho các hợp tác xã sản xuất trong huyện. Về lâu dài, việc thu hoạch không đúng kỹ thuật do cung cấp nguyên liệu cho chè vàng (thường hái dài, có hộ gia đình còn thu hái cả cành không để lại lá chờ) sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nương chè.

Trước những khó khăn trên, chính quyền huyện Hoàng Su Phì đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ. Theo đó, tích cực hỗ trợ bà con thực hiện các biện pháp thủ công như tỉa, tạo tán và xếp bao gốc chống xói mòn để cây chè phát triển. Tiến hành trồng bổ sung vào nơi có thể nhân rộng diện tích chè.

Cùng đó, khuyến khích các cơ sở chế biến chè đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng dùng nhiên liệu điện, gas, chế biến đến sản phẩm cuối cùng đối với chè xanh; thiết kế cải tạo lại nương chè nhằm thuận lợi cho đi lại chăm sóc, thu hái, chống xói mòn bảo vệ môi trường; duy trì và nâng cao các diện tích chè chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, hữu cơ châu Âu, Global... gắn với doanh nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động hội chợ triển lãm, hội chợ thương mại, các khu du lịch, tổ chức các đêm hội thưởng thức trà, hội chợ sản phẩm OCOP... trong và ngoài tỉnh…

Để hỗ trợ địa phương bảo tồn tốt và phát triển cây chè Shan tuyết, UBND huyện Hoàng Su Phì cũng đề xuất: Các đơn vị chức năng thuộc tỉnh hỗ trợ các hợp tác xã, cơ sở đổi mới công nghệ nhằm sản xuất đa dạng các loại chè phục vụ trong nước và xuất khẩu; thống nhất tất cả các đơn vị chế biến chè có tem mác, đóng gói bao bì phải sử dụng nhãn hiệu chứng nhận chè Shan tuyết Hoàng Su Phì và Chỉ dẫn địa lý “Hà Giang” cho sản phẩm chè đúng quy định; kinh phí xây dựng vườn ươm giống chè vừa bảo tồn (chè rừng), vừa chủ động giống trồng bổ sung các diện tích chè già cỗi.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững