Chủ nhật 11/05/2025 12:13

Huy động các nguồn lực phát triển nhanh, bền vững vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Diễn đàn Kinh tế - Tài chính năm 2023 thảo luận các giải pháp huy động các nguồn lực phát triển nhanh, bền vững vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Chiều 17/3, tại thành phố Đà Nẵng, Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Tài chính năm 2023 với chủ đề “Huy động các nguồn lực phát triển nhanh, bền vững vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung”.

Diễn đàn Kinh tế - Tài chính năm 2023 tại Đà Nẵng

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) là một trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước; là vùng động lực phát triển cho toàn vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Trong thời gian qua, phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã được các địa phương nội vùng triển khai tích cực và đã đạt được những thành quả đáng kể trong phát triển kinh tế. Các địa phương trong Vùng đã có những nỗ lực mạnh mẽ, chủ động khai thác lợi thế, phát huy triệt để nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Kinh tế các tỉnh nội vùng đã dần thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tỉ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

Tuy nhiên, quá trình phát triển thời gian qua cũng cho thấy, vai trò động lực, chức năng đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cho sự phát triển chung của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên còn nhiều hạn chế. Quy mô kinh tế vùng còn nhỏ và chiếm tỷ trọng khá thấp trong nền kinh tế cả nước. Đóng góp của Vùng vào quy mô chung của cả nước vẫn còn thấp, tăng trưởng của các địa phương trong vùng chưa đồng đều. Hoạt động liên kết còn nhiều hạn chế, kết nối về đầu tư còn thiếu đồng bộ, chưa tận dụng được lợi thế riêng của từng địa phương....

Giám đốc VCCI Đà Nẵng - ông Nguyễn Tiến Quang chia sẻ tại Diễn đàn

Theo ông Nguyễn Tiến Quang – Giám đốc VCCI Đà Nẵng, vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung với vai trò, vị trí quan trọng, Đảng nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển, bên cạnh đó chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, người dân đã có nhiều nỗ lực “thoát khó, thoát nghèo” để vươn lên nhưng kinh tế khu vực này vẫn còn nhiều hạn chế: tốc độ phát triển còn chậm, quy mô kinh tế còn nhỏ, tính bền vững chưa cao...

Cộng đồng kinh doanh tại Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn gặp nhiều khó khăn bởi những yếu tố: Quy mô, sức mua thị trường còn thấp; Quy mô doanh nghiệp có xu hướng nhỏ hóa khi số vốn, số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới hàng năm ngày càng giảm; dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại khu vực chưa theo kịp nhu cầu phát triển: cho dù khu vực này có nhiều cảng biển, cảng hàng không và là trung điểm giao thông đường bộ của cả nước nhưng chi phí logistic còn cao; dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chưa phát triển; nguồn nhân lực cao cấp còn thiếu...

"Đặc biệt, đại dịch Covid 19 vừa qua là phép thử liều cao về sự phát triển, tính bền vững của doanh nghiệp, nền kinh tế tại khu vực này đã bộc lộ những hạn chế rõ hơn bất cứ lúc nào... Do đó, diễn đàn được kỳ vọng sẽ gợi mở về tầm nhìn, hiến kế, khuyến nghị nhiều giá trị, có tính khả thi cao, góp phần giúp khơi thông nguồn lực tại chỗ, huy động thêm nguồn lực mới cho phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, Giám đốc VCCI Đà Nẵng nói.

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế - Tài chính gợi mở 10 giải pháp đột phá phát triển kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Diễn đàn Kinh tế - Tài chính năm 2023 được chia làm 2 phiên gồm phiên chia sẻ và phiên đối thoại.

Tại phiên chia sẻ, các nhà làm chính sách, chuyên gia sẽ thông tin, nhận định về Bức tranh kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Những vấn đề đặt ra cho việc thu hút nguồn lực đầu tư, tạo động lực tăng trưởng cho Vùng; Các giải pháp huy động nguồn lực phát triển Vùng; Hoàn thiện thể chế để vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cất cánh.

Tại phiên trao đổi – đối thoại, các nhà làm chính sách, chuyên gia, diễn giả còn trao đổi, thảo luận về các cơ chế, chính sách, đề xuất các giải pháp để vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển nhanh, bền vững; các kiến nghị từ doanh nghiệp gửi đến các cơ quan quản lý, chính quyền các địa phương để hoàn thiện tốt hơn môi trường đầu tư – kinh doanh cũng như góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương cũng như vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức hội nghị đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Tây Ban Nha muốn tham gia vào dự án công nghiệp, năng lượng tại Việt Nam

Hai quyết sách 'nức lòng dân' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn phát triển ngành bán dẫn và AI

Sáp nhập tỉnh cần chú ý yếu tố văn hóa

Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam: Tạo động lực chuyển đổi thông minh, phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Khu thương mại tự do là mô hình hiệu quả thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển logistics

Khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề về khu thương mại tự do

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 đại biểu tham gia Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững