Thứ tư 27/11/2024 12:34

Hơn 100 đô vật tham gia tranh tài tại Hội vật làng Sình

Sáng ngày 14/2, tại xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã diễn ra Hội vật làng Sình Xuân Kỷ Hợi năm 2019 thu hút đông đảo các đô vật và hàng ngàn người dân, du khách thập phương.  
Rất đông người dân và du khách đến xem hội vật làng Sình

“Dù ai đi đó đi đây; Ngày mười hội vật nhớ quay về Sình”. Ðó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy nhớ ngày mồng mười tháng Giêng âm lịch hàng năm quay về làng Sình (còn gọi là làng Lại Ân), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang để xem đấu vật. Theo các bô lão trong làng, hội vật làng Sình hình thành khoảng 400 năm trước, được xem như hội võ lớn nhất và cổ xưa nhất ở xứ Đàng trong xưa.

Thể thức thi đấu, hội vật làng Sình tuân thủ theo luật thi đấu vật dân tộc
Đô vật đang "tạo thế" để nhấc bổng đổi thủ của mình

Nét đặc trưng của hội vật làng Sình là bất cứ khán giả và du khách nào cũng có thể lên sới tham gia đăng ký đấu vật chứ không nhất thiết là người địa phương. Hội vật làng Sình áp dụng theo nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc, muốn chiến thắng các đô vật phải đánh bại đối thủ với đòn đánh "lấm lưng, trắng bụng" (nghĩa là một phần hoặc cả hai phần lưng của đối phương phải lấm đất, bụng ngửa lên trời). Hội vật làng Sình năm nay có hơn 100 đô vật tham gia, có hai giải đấu, bao gồm giải thiếu niên (độ tuổi từ 12 đến 16) và giải thanh niên (từ 17 tuổi trở lên). Theo thể thức, các đô vật muốn ghi danh vào vòng bán kết phải giành chiến thắng liên tiếp trước 2 đối thủ.

Nhiều đòn thế gay cấn, hấp dẫn
Làm cho đối thủ "lấm lưng trắng bụng"

Hội vật làng Sình chú trọng tinh thần thượng võ, ngoài yếu tố tâm linh như mong cho dân khoẻ, làng yên, mưa thuận gió hòa, hạnh phúc đến với mọi người còn là một hoạt động vui, khoẻ có ích, kích thích đến việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí. Do đó, năm nào cũng vậy, lễ hội truyền thống vật làng Sình luôn thu hút một lượng lớn du khách và các đô vật trong và ngoài địa phương tham gia.

Nguyễn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên”

Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai