Chủ nhật 22/12/2024 23:52

Hội nghị Thương hiệu 2023: Bàn cách xây dựng thương hiệu trong bối cảnh mới

Tại Hội nghị Thương hiệu 2023 do Forbes Việt Nam tổ chức chiều 17/10, các chuyên gia đã gợi mở việc phát triển, xây dựng thương hiệu trong bối cảnh mới.

Theo các diễn giả, trong bối cảnh không gian số ngày càng mở rộng, việc tạo ra và nắm bắt cơ hội để phát triển thương hiệu luôn là yếu tố quan trọng nhất. Hành vi và chân dung người tiêu dùng thế hệ mới - Gen Z, đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu làm sao để bắt kịp xu hướng hiện nay.

Hội nghị Thương hiệu 2023 do Forbes Việt Nam tổ chức chiều 17/10

Mượn ứng dụng tin nhắn để lan tỏa thương hiệu

Với thị phần 71% dân số Việt Nam đang sử dụng mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin mỗi ngày, liệu các thương hiệu có thể tận dụng được điều này để tiếp cận tối đa khách hàng? Bà Berina Tanovic - Giám đốc Kinh doanh từ Rakuten Viber đã có bài trình bày “Trò chuyện với tương lai”, nhằm chia sẻ xu hướng sử dụng dịch vụ nhắn tin thông qua thiết bị di động cũng như khám phá những cơ hội chưa được khai thác từ các doanh nghiệp.

Theo bà Berina Tanovic, các ứng dụng tin nhắn giúp gắn kết người dùng và doanh nghiệp với nhau hơn thông qua các chương trình chăm sóc, chào mời, khuyến mãi… Các công ty có thể mượn ứng dụng tin nhắn để đóng vai một người bạn, đồng hành với khách hàng từ những hành trình đầu tiên. Ngoài ra, các ứng dụng tin nhắn hiện nay đã không đơn thuần chỉ gửi đi con chữ, họ có thể kết hợp dán nhãn, biểu cảm và thậm chí là âm thanh. Thông qua đó mang đến trải nghiệm thân thiện với khách hàng và lan tỏa thương hiệu một cách gần gũi nhất.

Theo dấu chân khách hàng

Cùng với sự phát triển của internet, khách hàng mua sắm, giải trí, kết nối đều gắn kết chặt chẽ với không gian số. Câu hỏi được đặt ra rằng cách tiếp cận cũ và chiến lược tiếp thị truyền thống có còn hiệu quả hay không? Bài trình bày việc sử dụng dữ liệu “Theo dấu chân khách hàng” của Tiến sĩ Đinh Lê Đạt, CEO Ants Group, đã phần nào mang đến câu trả lời. Đồng thời, ông Đinh Lê Đạt cũng chỉ ra nhiều khái niệm tuy không mới nhưng lại bị các doanh nghiệp bỏ quên. Khái niệm về vòng đời marketing, tuổi thọ khách hàng gắn bó với doanh nghiệp, phễu khách hàng… đều được nhắc lại như một yếu tố quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể khai thác. Dẫn chứng cụ thể các dự án ứng dụng thành công việc theo dấu chân khách hàng từ CocaCola và L’Oreal của Tiến sĩ Đinh Lê Đạt cũng thu hút sự quan tâm lắng nghe từ khán giả.

Bài học đưa thương hiệu Việt ra thế giới từ Chi Pu

Với kỳ vọng đưa thương hiệu “Made in Vietnam” ra thế giới, nghệ sĩ Chi Pu đã nỗ lực rất nhiều để thực hiện mục tiêu này. Hành trình vươn ra thế giới của nghệ sĩ Chi Pu được tái hiện trong bài trình bày “Mang Việt Nam ra thế giới”. Tại đây, Chi Pu đã chia sẻ ba bài học lớn từ bản thân và truyền cảm hứng tích cực đến khán giả tại hội nghị khi thực chiến trong lĩnh vực thương hiệu.

Cách đây vài năm, Chi Pu từng nhận được phản ứng trái chiều của dư luận khi phát ngôn “Hãy gọi tôi là ca sỹ!”. Sau nhiều năm hoạt động, hình ảnh người nghệ sĩ đa tài ở cô đã được nhiều khán giả đón nhận. Tại hội thảo, cô chia sẻ bài học đầu tiên về chặng đường hình thành tình yêu nghệ thuật, từ một cô gái xuất thân trong gia đình cơ bản trở thành “hot girl” Chi Pu bằng sự can đảm, dám thử thách cái mới.

Tiếp sau đó, thông điệp “không có thành công và mất mát, chỉ có thành công từ những bài học” được Chi Pu truyền tải thông qua câu chuyện khởi nghiệp của chính bản thân. Cô đã từng thử sức kinh doanh thời trang, mỹ phẩm nhưng đều không gặt hái được thành công, khiến Chi Pu nhận ra sự nóng vội chính là nguyên nhân gây ra thất bại nhiều lần. Dần dà, cô có được bài học thứ ba từ việc tiếp tục cố gắng và không hối tiếc.

Sau khi chiến thắng tại chương trình giải trí Trung Quốc, với sức nóng của mình, Chi Pu đã nghiên cứu và mang đến thị trường Thượng Hải thương hiệu Là Gánh - phở Việt đậm chất Bắc mà cô cực kỳ tâm huyết.

Xuất phát từ vai trò nghệ sĩ khi làm thương hiệu, nghệ sĩ Chi Pu chia sẻ tại phiên thảo luận rằng hình ảnh, giá trị của nghệ sĩ khi quảng bá cần phải tuân theo giá trị của xã hội và định hướng của nhãn hàng. Khi bắt đầu một chiến dịch, cần phải tìm ra điểm chung giữa nghệ sĩ, nhãn hàng và người tiêu dùng thì chiến dịch mới hiệu quả.

Bích Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Tin cùng chuyên mục

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2