Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 13 sẽ được tổ chức ngày 25-26/11 theo hình thức trực tuyến
Quyết định này được đưa ra dựa trên khuyến nghị của Ủy ban Quốc gia Campuchia về Phòng chống COVID-19 rằng một hội nghị thượng đỉnh trực tiếp sẽ không an toàn cho các Nhà lãnh đạo ASEM tham dự hội nghị, cũng như không thiết thực trong bối cảnh đại dịch vẫn tiếp tục hoành hành trong khi các hạn chế đi lại đang được áp dụng lại bởi nhiều quốc gia.
Theo thông cáo về kết quả của ASEM SOM do Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia, hội nghị do Campuchia đồng chủ trì, với tư cách là nước chủ nhà của ASEM13 và Liên minh châu Âu và có sự tham dự của tất cả 51 nhà lãnh đạo các nước thành viên ASEM, các nhà lãnh đạo cũng như đại diện của EU, Ban Thư ký ASEAN và Quỹ Á-Âu (ASEF). Dự kiến Tuyên bố Phnom Penh về Phục hồi kinh tế - xã hội sau COVID-19 là một trong hai văn kiện kết quả sẽ được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEM13. Tuyên bố này phản ánh mục tiêu cuối cùng của tất cả các nhà lãnh đạo ASEM là đảm bảo phục hồi sau đại dịch toàn diện, bền vững và có khả năng phục hồi.
Slovenia đề nghị tổ chức Hội nghị SOM ASEM tiếp theo dự kiến vào ngày 16-17/9, để thảo luận về Tuyên bố của Chủ tịch ASEM13. Cùng với Hội nghị Thượng đỉnh ASEM13, có các sự kiện bên lề sẽ được diễn ra, bao gồm: Diễn đàn Nhân dân Á-Âu lần thứ 13 (AEPF13); cuộc họp Đối tác Nghị viện Á-Âu lần thứ 11 (ASEP11); Lễ hội văn hóa ASEM (#ASEMfest) tại ASEM13; Diễn đàn Kinh tế và Doanh nghiệp Á-Âu lần thứ nhất (AEEBF1); Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo trẻ ASEF lần thứ 4 (ASEFYLS4); Hội nghị bàn tròn của các biên tập viên ASEF lần thứ 10 (ASEFERT10); Diễn đàn Á-Âu về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh.