Thứ hai 23/12/2024 07:02

Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 8/2022: Cập nhật nhiều thông tin “nóng”

Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 8/2022, thông tin về các quy định mới đã được cập nhật.

Nhiều biến động mới

Về thị trường Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (kiêm nhiệm Nepal, Butan) cho hay: Bộ Công Thương Ấn Độ dự kiến thành lập cơ quan xúc tiến thương mạitrên cơ sở gộp các cơ quan xúc tiến thương mại cũ. Động thái này nhằm mục tiêu tăng mạnh xuất nhập khẩu trong thời gian tới từ mức 300-400 tỷ USD hiện nay lên tới hàng nghìn tỷ USD.

Thời gian qua, Chính phủ Ấn Độ cũng đã có hành động nhằm hạ nhiệt lạm phát bằng cách đưa ra một số chính sách hạn chế nhập khẩu, trong đó có lúa mì và sắp tới dự kiến sẽ hạn chế thực phẩm từ lúa mì.

Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ động thái liệu Chính phủ Ấn Độ có thay đổi gì trong chính sách xuất nhập khẩu với mặt hàng gạo hay không để thông tin kịp thời về Bộ Công Thương, từ đó cập nhật kịp thời tới doanh nghiệp. Đồng thời tiếp tục theo dõi, cập nhật quy định mới về kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thú y đối với một số sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu”, ông Bùi Trung Thướng nói.

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 8/2022

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cũng cho hay: Điểm sáng trong công tác xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ là tháng 8/2022 Thương vụ đã phối hợp tổ chức đoàn xúc tiến thương mại của Ấn Độ sang Việt Nam, trong đó 40 ông chủ doanh nghiệp trẻ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đã sang tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác. Tháng 9/2022, Thương vụ sẽ phối hợp với Liên đoàn công nghiệp Ấn Độ tổ chức đoàn cho các ông chủ doanh nghiệp Ấn Độ tham dự sự kiện lớn ở Bình Dương.

Về thị trường Ấn Độ, tháng 9 sẽ có một số sự kiện xúc tiến thương mại liên quan tới lĩnh vực thực phẩm. Doanh nghiệp quan tâm liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ để được hướng dẫn cụ thể và hỗ trợ tham dự.

Ông Bùi Trung Thướng - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (kiêm nhiệm Nepal, Butan)

Tại sự kiện, ông Lưu Vạn Khang - Tham tán thương mại Việt Nam tại Me-xi-co kiêm nhiệm Panama thông tin: Hội doanh nghiệp đang đóng tại Khu tự do thương mại Co-lon của Panama đặt vấn đề muốn chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đồng thời muốn tìm nhà cung ứng về may mặc, giày dép bán tại Khu thương mại tự do Co-lon.

Doanh nghiệp của Đài Loan cũng muốn chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam, đang tìm địa phương nào tại Việt Nam có chính sách hỗ trợ tốt để đầu tư và tổ chức đoàn sang Việt Nam.

Tôi trao đổi với Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương nên kết hợp tổ chức 1 hội thảo trong lĩnh vực may mặc và giày dép kết hợp đầu tư. Tháng 10/2022 cũng sẽ có 1 đoàn doanh nghiệp gỗ của Mexico sang Việt Nam tìm hiểu và mua nguyên liệu. Thương vụ đang phối hợp với Hiệp hội Gỗ TP. Hồ Chí Minh và Sở Công Thương Hải Phòng tổ chức 2 hoạt động giao thương để tìm đối tác cho doanh nghiệp Mexico, rất mong có sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Lưu Vạn Khang nói.

Ông Lưu Vạn Khang -Tham tán thương mại Việt Nam tại Me-xi-co kiêm nhiệm Panama

Với thị trường Pakistan, bà Nguyễn Thị Điệp Hà - Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Pakistan cho biết: Pakistan đang đứng trên bờ vực vỡ nợ quốc gia vì vậy Chính phủ quốc gia này tìm mọi cách hạn chế nhập khẩu như: Tăng thuế nhập khẩu, phá giá đồng nội tệ, khởi kiện và áp thuế chống bán phá giá ở mức cao, cấm nhập khẩu 33 mặt hàng, trong đó có 3 mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam: Điện thoại di động, phi lê cá basa và hạt điều. Trước sức ép của nhiều quốc gia và tổ chức, Chính phủ Pakistan buộc phải bỏ lệnh cấm nhập khẩu nhưng áp thuế điều tiết lên tới 300%.

Ngày 12/8, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ ký Hiệp định ưu đãi thương mại, kết quả đánh giá sơ bộ Việt Nam bị ảnh hưởng 13 dòng thuế, dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang Pakistan sẽ giảm 2%.

Doanh nghiệp mong hỗ trợ kịp thời

Tại Hội nghị, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp dệt may, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam bày tỏ những lo lắng về nguy cơ thiếu nguồn cung nguyên phụ liệu cho sản xuất do Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách Zero Covid-19.

Cùng với đó là tình trạng suy giảm đơn hàng và đặc biệt EU - thị trường xuất khẩu lớn của ngành dệt may Việt Nam đưa ra chiến lược mới về dệt may với những quy định mới về xanh hoá sản phẩm, chuyển từ thời trang nhanh sang thời trang bền vững…

Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục chia sẻ thông tin về thị trường nước sở tại, nhất là Thương vụ tại khu vực EU cập nhật hơn thông tin về chiến lược mới liên quan đến dệt may. Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc phối hợp với cơ quan chức năng nước sở tại làm thế nào thông thoáng con đường vận chuyển giữa hai nước giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên phụ liệu phục vụ kịp thời cho sản xuất”, ông Trương Văn Cẩm đề xuất.

Đồng thời nhấn mạnh, thị trường Mỹ và Pháp tổ chức nhiều hội chợ nhưng hiệp hội chỉ có thể lựa chọn 1 hội chợ/năm để tham gia, đo đó không thể đánh giá được mức độ phù hợp và hiệu quả. Đề nghị Thương vụ Việt Nam tại 2 thị trường này cung cấp thông tin và tư vấn cho doanh nghiệp dệt may trong nước những hội chợ phù hợp.

Trước nỗi lo tủ gỗ Việt Nam bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tha thiết mong muốn: Cơ quan thương mại Việt Nam mời đại diện DOC của Mỹ tới thị sát tại chỗ một số doanh nghiệp chế biến gỗ dán của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ để thấy được sự minh bạch của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị phía Mỹ cho lùi thời hạn nộp bảng hỏi để doanh nghiệp trả lời đúng và chính xác.

Hội nghị có sự tham gia của gần 50 Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Trước những đề xuất của hiệp hội ngành hàng, tại Hội nghị, đại diện Thương vụ Việt Nam tại một số thị trường, đại diện Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã giải đáp thoả đáng và hướng dẫn cụ thể.

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cũng bày tỏ: Hội nghị hôm nay cũng như các hội nghị định kỳ hàng tháng tiếp theo, đề nghị các địa phương, hiệp hội ngành hàng tiếp tục nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xúc tiến xuất, nhập khẩu đối với các mặt hàng, ở các thị trường cụ thể, đồng thời đề xuất nhu cầu cần sự hỗ trợ, hướng dẫn tới đích danh từng cơ quan Thương vụ liên quan trong thời gian trước mắt sắp tới.

Hội nghị cũng đề nghị các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trao đổi các thông tin cập nhật hàng tháng về diễn biến thị trường, những quy định, chính sách điều chỉnh mới của thị trường sở tại có tác động tới thương mại với Việt Nam và các khuyến nghị về hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp tại nước sở tại làm cơ sở cho các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành thiết bị làm bánh tại Việt Nam

Khai mạc Tuần lễ kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm ngành lương thực thực phẩm

Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Vĩnh Phúc

Hà Nội: Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

Hiệp định EVFTA: Cơ hội rộng mở để nông sản Việt vào thị trường EU

Xúc tiến, quảng bá nông sản Yên Bái tại Hà Nội

Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng mà trở thành điều kiện tiên quyết

Khai mạc Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024

Chủ tịch chuỗi gần 150 siêu thị thực phẩm Nhật Bản đến Đà Nẵng tìm nguồn hàng

Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Việt Nam hút khách châu Âu

Vietnam Grand Sale 2024: Tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế dịp cuối năm

Khai mạc Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024