Thứ sáu 04/04/2025 16:19

Hoa Kỳ và Việt Nam: Nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh

Mới đây, Hoa Kỳ và Việt Nam đã phối hợp với Viện Hòa bình Hoa Kỳ tổ chức một hội thảo cấp cao tại thủ đô Washington D.C để thảo luận về chặng đường chuyển đổi từ hai nước thù địch trở thành đối tác thông qua hợp tác về các vấn đề nhân đạo với chủ đề “Khắc phục hậu quả chiến tranh: Chặng đường hòa giải và hợp tác tương lai giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”.  

Hội thảo thu hút sự tham dự của lãnh đạo và chuyên gia Việt Nam và Hoa Kỳ. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trưởng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 701 và Chủ tịch Viện Hòa bình Hoa Kỳ Nancy Lindborg đồng chủ trì hội thảo.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh và Đại sứ Daniel J. Kritenbrink chứng kiến bàn giao 13,7 ha đất đã xử lý dioxin tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng cho Bộ Giao thông Vận tải quản lý vào tháng 11/2018

Nhìn lại thành quả của quá trình hợp tác này cho thấy cả hai bên đã có nhiều nỗ lực, khởi đầu là việc tìm kiếm hài cốt binh sĩ Mỹ mất tích trong chiến tranh rồi mở rộng sang lĩnh vực tìm kiếm và tháo dỡ bom mìn chưa nổ, xử lý dioxin và hỗ trợ người khuyết tật bất kể nguyên nhân. Cùng với những quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế và những kết quả của sự hợp tác nêu trên, Hoa Kỳ và Việt Nam đã xây dựng một Quan hệ Đối tác toàn diện bao trùm mọi lĩnh vực từ quốc phòng và y tế tới thương mại và giao lưu nhân dân.

Kể từ năm 1988, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tổ chức 134 đợt hoạt động hiện trường hỗn hợp (JFA) tại Việt Nam nhằm thống kê đầy đủ nhất các quân nhân Hoa Kỳ đã mất tích trong chiến tranh. Nỗ lực chung hơn mang tính nhân văn này kéo dài liên tục hơn 3 thập kỷ đã giúp thống kê được 727 người Mỹ mất tích tại Việt Nam. Hiện có 1.246 người Mỹ chưa được kiểm kê và 1.591 quân nhân Hoa Kỳ vẫn trong diện mất tích từ chiến tranh Việt Nam.

Đến nay, Hoa Kỳ tự hào là đối tác hàng đầu của Việt Nam trong nỗ lực giảm thiểu các vật liệu nổ từ thời chiến tranh. Kể từ năm 1993, Hoa Kỳ đã đóng góp trên 105 triệu USD hỗ trợ Việt Nam nhằm dọn sạch bom mìn chưa nổ, tập huấn và cung cấp các nguồn lực cho nhóm rà phá bom mìn của Việt Nam, hỗ trợ các nạn nhân và gia đình của họ, đồng thời giúp nâng cao nhận thức về rủi ro bom mìn và vật liệu chưa nổ tại những khu vực có nguy cơ cao.

Trong năm 2019 này Hoa Kỳ dự kiến sẽ cung cấp ít nhất 12,5 triệu USD nhằm giúp Việt Nam thoát khỏi tai họa do bom mìn còn sót lại trong chiến tranh. Tỉnh Quảng Trị là nơi tập trung hầu hết các nỗ lực này, đang đi đúng lộ trình để có thể công bố “không còn bị tác động” vào năm 2025 và sẽ là tỉnh đầu tiên trên cả nước đạt mục tiêu này.

Ngọc Thảo

Tin cùng chuyên mục

HDBank mang ánh sáng tới 1000 bệnh nhân nghèo trong năm 2025

Bộ Công an đề xuất bỏ tử hình 8 tội danh

Thời tiết hôm nay 4/4: Cảnh báo nắng nóng ở Nam Bộ

Thời tiết biển hôm nay 4/4/2025: Biển Đông có gió mạnh

Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh

Mở rộng băng tần 6 GHz: 'Cú huých' cho hạ tầng số

Sở Văn hoá TT&DL TP Hồ Chí Minh: Đang xác minh làm rõ sự việc ‘ViruSs và Pháo’

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc tại tỉnh Lâm Đồng

Hà Nội: Cháy lớn tại quán bò tơ khu Mỹ Đình, khói lửa ngùn ngụt

Ngành giáo dục 'bắt tay' phát triển công nghệ chiến lược

Gỡ 'đá tảng' chặn dòng vốn đầu tư Thủ đô

Bộ trưởng Bộ Y tế: Nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển

Khách sạn gần Đền Hùng 'đắt như tôm tươi' dịp Giỗ Tổ

Nhật Bản: Động đất 6,2 độ, hàng triệu người cảm nhận rung chấn

Thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025: Gấp đôi mã đề

Những vấn đề cần làm ngay sau sáp nhập tỉnh

Từ ngày 1/7/2025 chi trả lương hưu theo hình thức nào?

Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dạy thêm, học thêm: Bộ chỉ đạo, địa phương vẫn lúng túng!

Chuyển đổi năng lượng ở Tổng công ty Điện lực TKV