Chủ nhật 17/11/2024 17:14

Hoa Kỳ nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc.

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, ngày 8/10/2024, Cục nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc.

Sản phẩm bị điều tra là sản phẩm đúc bằng sợi (Molded fiber products), mã HS của sản phẩm: 4823.70.0020 and 4823.70.0040; một số mã khác: 4823.61.20, 4823.61.40, 4823.69.20, 4823.69.40.

Các bên có thời hạn bình luận về nước thay thế trong vòng 30 ngày trước khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc. Ảnh minh hoạ

Theo Cục Phòng vệ thương mại, về cáo buộc bán phá giá, nguyên đơn cáo buộc các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm đúc bằng sợi của Việt Nam bán phá giá với biên độ 328-602%.

Trong vụ việc này, nguyên đơn đề nghị sử dụng Indonesia là quốc gia thay thế do cho rằng Indonesia có mức độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam và có số lượng đáng kể các nhà sản xuất sản phẩm đúc bằng sợi (Indonesia nằm trong danh sách các nước thay thế mới nhất do Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành cho Việt Nam).

Về cáo buộc trợ cấp, nguyên đơn cho rằng Chính phủ Việt Nam cung cấp các khoản trợ cấp đáng kể cho các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu gồm 22 chương trình trợ cấp từ Chính phủ, gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ.

Cụ thể, các chương trình cáo buộc thuộc các nhóm: Nhóm các chương trình cho vay và bảo đảm; Nhóm các chương trình miễn thuế nhập khẩu; Nhóm các chương trình ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; Nhóm các chương trình ưu đãi về đất; Chương trình tài trợ gồm các chương trình tài trợ xúc tiến xuất khẩu và hỗ trợ đầu tư; Cung cấp tiện ích với mức giá ưu đãi gồm các chương trình cung cấp các tiện ích điện, nước và các tiện ích khác cho doanh nghiệp với mức giá ưu đãi.

Theo số liệu của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 16 ngàn tấn ngắn/tấn Mỹ, tương đương khoảng 50 triệu USD năm 2023. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 14 ngàn tấn ngắn/tấn Mỹ, tương đương với 38 triệu USD. Tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng bị cáo buộc từ Việt Nam chiếm khoảng 9% trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2023.

8 doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu của Việt Nam bị cáo buộc bán phá giá và nhận trợ cấp từ Chính phủ.

Cục Phòng vệ thương mại cho hay, theo quy định của Hoa Kỳ, quy trình thủ tục vụ việc điều tra chống trợ cấp diễn ra như sau:

Bước 1: Chính phủ nước bị điều tra (Việt Nam) tham vấn với Bộ Thương mại Hoa Kỳ về đơn đề nghị điều tra chống trợ cấp.

Bước 2: Bộ Thương mại Hoa Kỳ có 20 ngày để xem xét đơn đề nghị điều tra và ban hành quyết định khởi xướng/hay không khởi xướng điều tra, dự kiến ngày 28/10/2024. Các bên có thể gửi đăng ký tham vấn trước ngày 15/10/2024. Trong một số trường hợp đặc biệt, Bộ Thương mại Hoa Kỳ có thể gia hạn thời gian này lên tổng số 40 ngày.

Bước 3: ITC có 45 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị để ban hành kết luận sơ bộ về thiệt hại. Trong trường hợp kết luận sơ bộ của ITC là không có thiệt hại, vụ việc sẽ được chấm dứt toàn bộ (tuy nhiên khả năng này thường thấp).

Bước 4: Bộ Thương mại Hoa Kỳ có 140 ngày kể từ ngày khởi xướng để ban hành kết luận sơ bộ về bán phá giá và có 65 ngày kể từ ngày khởi xướng để ban hành kết luận sơ bộ về trợ cấp.

Bước 5: Bộ Thương mại Hoa Kỳ có 75 ngày kể từ ngày ban hành kết luận sơ bộ để ban hành kết luận cuối cùng về bán phá giá/trợ cấp.

Bước 6: ITC có 45 ngày kể từ ngày Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng về bán phá giá/trợ cấp để đưa ra kết luận cuối cùng về thiệt hại.

Bước 7: Bộ Thương mại Hoa Kỳ có 7 ngày để ban hành Lệnh áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp (trong trường hợp kết luận có bán phá giá/trợ cấp và thiệt hại).

Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, Cục Phòng vệ thương mại cũng nêu một số khuyến nghị hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan.

Đối với Hiệp hội, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị hỗ trợ thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bị cáo buộc để chuẩn bị kế hoạch ứng phó, xử lý vụ việc trong trường hợp Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan: Theo dõi chặt chẽ diễn biến tiếp theo của vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ và dự kiến chiến lược kháng kiện phù hợp với doanh nghiệp (trong trường hợp Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra); đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.

Hợp tác đầy đủ với Cơ quan điều tra Hoa Kỳ trong suốt quá trình diễn ra vụ việc (trả lời bản câu hỏi Lượng và Giá trị, nộp đơn xin hưởng thuế suất chống bán phá giá riêng rẽ, trả lời các bản câu hỏi và tham gia thẩm tra đối với bị đơn bắt buộc…).

Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Hoa Kỳ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp cáo buộc cao nhất cho doanh nghiệp.

Cục Phòng vệ thương mại cũng khuyến nghị doanh nghiệp chủ động đăng ký tài khoản Cổng thông tin điện tử về phòng vệ thương mại của DOC - ACCESS (https://access.trade.gov/login.aspx) nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới Cơ quan điều tra Hoa Kỳ. Thường xuyên phối hợp, cập nhật thông tin cho Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Thông báo xem tại đây

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc