Thứ sáu 20/12/2024 13:13

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas nhập khẩu từ Việt Nam.

Thông tin về vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, sản phẩm bị điều tra là máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas có mã HS 8424.30.90 và 8424.90.9040; mã vụ việc: A-552-008. Nguyên đơn là FNA Group, Inc (Hoa Kỳ), ngày khởi xướng 19 tháng 1 năm 2022; thời kỳ điều tra là 1 tháng 4 năm 2022 đến 30 tháng 9 năm 2022.

Dữ liệu sơ bộ từ Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) cho biết, trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 430 triệu USD sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ, chiếm khoảng 44% tổng trị giá xuất khẩu từ tất cả các nước vào Hoa Kỳ, tăng hơn 1,5 lần so với năm 2020 và gấp 25 lần so với năm 2019. Biên độ phá giá cáo buộc là 110,23% - 225,65%.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành Bản câu hỏi về lượng và giá trị (Q&V) cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời hạn trả lời là 2 tháng 2 năm 2023 (doanh nghiệp có thể xin gia hạn nếu cần). Trên cơ sở thông tin trả lời kết hợp với số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ lựa chọn một số bị đơn bắt buộc của vụ việc (thông thường từ 2-3 công ty). Các bị đơn này sẽ tiếp tục tham gia trả lời các bản câu hỏi tiếp theo trong vụ việc và được hưởng mức thuế riêng.

Các công ty không được lựa chọn có thể đăng ký xin được hưởng mức thuế suất riêng rẽ. Thời hạn để nộp đơn xin được hưởng thuế suất riêng rẽ là 30 ngày kể từ ngày khởi xướng vụ việc. Trong trường hợp không được chấp chận hưởng thuế suất riêng rẽ, các công ty này sẽ chịu mức thuế suất khác do Bộ Thương mại Hoa Kỳ xác định.

Do Hoa Kỳ coi Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường, nên Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ sử dụng các giá trị thay thế của nước thứ ba khác để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam. Bộ Thương mại Hoa Kỳ dự kiến sử dụng Indonesia là nước thay thế trong vụ việc hiện tại. Các bên có thời hạn bình luận về nước thay thế trong vòng 30 ngày trước khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc. Dự kiến, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ ban hành kết luận sơ bộ trong vòng 140 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra vụ việc (có thể gia hạn).

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm liên quan: Chủ động xác định chiến lược kháng kiện phù hợp với doanh nghiệp, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Đồng thời, hợp tác đầy đủ với Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong suốt quá trình diễn ra vụ việc. Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Hoa Kỳ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất cho doanh nghiệp;

Ngoài ra, Cục Phòng vệ thương mại lưu ý, doanh nghiệp chủ động đăng ký tài khoản IA ACCESS tại cổng thông tin điện tử của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (https://access.trade.gov/login.aspx) nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới cơ quan điều tra Hoa Kỳ. Đọc kỹ hướng dẫn của Bộ Thương mại Hoa Kỳ để trả lời và nộp bản trả lời câu hỏi Q&V theo đúng định dạng và thời hạn quy định.

Các doanh nghiệp đã trả lời bản câu hỏi Q&V này nhưng không được lựa chọn làm bị đơn bắt buộc có thể nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ (separate rate). Trong các vụ việc trước đây Bộ Thương mại Hoa Kỳ điều tra, nếu doanh nghiệp không trả lời bản câu hỏi Q&V thì không được Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét hưởng thuế suất riêng rẽ; Thường xuyên phối hợp, cập nhật thông tin cho Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá xem tại đây

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024