Hỗ trợ làng nghề xây dựng thương hiệu

Trong 1.350 làng nghề và làng có nghề ở Hà Nội, số làng nghề thủ công mỹ nghệ với các nhóm nghề chính như: Sơn mài, khảm trai, mây tre, gốm sứ, thêu ren... chiếm số lượng lớn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội phát triển du lịch.

Làng nghề chuyển mình

Ý thức được tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu, một số làng nghề truyền thống đã được UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Hà Nội quan tâm chỉ đạo thực hiện.

5323-anh-2
Làng lụa Vạn Phúc

Điển hình như UBND quận Hà Đông đã tổ chức gắn thương hiệu lên sản phẩm lụa Vạn Phúc tại Hội làng nghề; đồng thời vận động 5 doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh tham gia nghiên cứu, sản xuất theo bộ thiết kế logo sản phẩm quà tặng làng nghề lụa Vạn Phúc.

Huyện Thường Tín cũng xây dựng 2 nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái) và thêu Thường Tín bằng nguồn kinh phí thành phố; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề chăn, ga, gối đệm Trát Cầu (xã Tiền Phong) bằng nguồn kinh phí của huyện...

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, đại diện nhiều làng nghề nhận xét, từ khi có thương hiệu trên thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn, đời sống người lao động cũng được nâng cao.

Điển hình tại Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, những năm gần đây thường xuyên có trên 85% số hộ tham gia sản xuất, kinh doanh tơ lụa, và trở thành một trong những làng nghề phát triển mạnh nhất của Hà Nội.

Ông Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc - cho biết, các hộ dân ở đây đã quan tâm đến việc giữ gìn thương hiệu làng nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực đổi mới mẫu mã. Bên cạnh mẫu hoa văn truyền thống, nhiều hộ dân tự nghiên cứu, thiết kế những mẫu họa tiết mới, hợp thời trang, để đa dạng hóa sản phẩm, thu hút du khách.

Tuy nhiên, do hầu hết làng nghề chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu nên việc đăng ký bảo hộ thương hiệu không được chú trọng. Điều này giải thích tại sao, ít làng nghề của Hà Nội được biết đến rộng rãi. Thậm chí, nhiều sản phẩm của làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất), xã Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) bán giá thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của Đồng Kỵ (Bắc Ninh) hay La Xuyên (Nam Định)… Nguyên nhân không phải do chất lượng mà xuất phát từ sự thua kém về thương hiệu.

Tiếp tục hỗ trợ 8 làng nghề

Để hỗ trợ các DN, làng nghề, thời gian qua, TP. Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai quy chế hỗ trợ DN trên địa bàn xây dựng và quảng bá thương hiệu: Từ đào tạo kiến thức về xây dựng, quảng bá, đặt tên thương hiệu… cho đến thiết kế biểu tượng, hoặc hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu của DN, sản phẩm.

5321-anh-1
Làng nghề miến dong Cự Đà

Từ năm 2016 đến nay, thành phố đã hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu cho 30 làng nghề; đầu tư, đổi mới thiết bị, ứng dụng máy móc tiên tiến, hiện đại vào sản xuất 34 DN, cơ sở công nghiệp nông thôn. Hàng năm, thành phố đều tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ như: Cấy nghề, đào tạo nghề, truyền nghề, tư vấn, thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thi thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ… và đạt được hiệu quả tích cực.

Ngoài ra, thành phố cũng hỗ trợ khoảng 480 cơ sở, DN sản xuất, nghệ nhân tham gia hội chợ triển lãm trong nước và nước ngoài. Qua đó, tạo nhiều cơ hội cho DN, cơ sở sản xuất đa dạng hóa mẫu mã, đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm.

Trong năm 2020, UBND TP. Hà Nội tiếp tục phê duyệt 8 làng nghề được hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, bao gồm: Làng nghề mộc điêu khắc thôn Phụ Chính, xã Phụ Chính, huyện Chương Mỹ; Làng nghề làm lược Sừng Thụy Ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín; Làng nghề đồ mộc dân dụng thôn Định Quán, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín; Làng nghề truyền thống Đậu Chài Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh; Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai, xã Minh Khai, huyện Hoài Đức; Làng nghề sản xuất Bún thôn Bặt Chùa, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa; Làng nghề bánh cuốn Thanh Lương, xã Bích Hòa; Làng nghề Miến dong thôn Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai.

UBND TP. Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp UBND các huyện có làng nghề được hỗ trợ kinh phí và đại diện làng nghề: Rà soát hồ sơ, xác định nội dung kinh phí hỗ trợ cụ thể; thực hiện xây dựng, duy trì, quản lý và phát triển thương hiệu làng nghề sau khi được thành phố quyết định hỗ trợ kinh phí, đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định...

Mức kinh phí hỗ trợ tối đa những làng nghề được phê duyệt trong năm 2020 không quá 100 triệu đồng/nội dung; 1 làng nghề được hỗ trợ tối đa 5 nội dung và hỗ trợ trực tiếp thông qua đại diện của làng nghề được thụ hưởng.
Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cao Bằng: Kịp thời ngăn chặn vụ giả mạo công an lừa đảo 300 triệu đồng

Cao Bằng: Kịp thời ngăn chặn vụ giả mạo công an lừa đảo 300 triệu đồng

Một người dân huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) bị các đối tượng lừa đảo giả mạo công an, yêu cầu chuyển hơn 300 triệu đồng để "phục vụ điều tra", nếu không sẽ bị bắt.
Lai Châu: Phổ biến quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản đất hiếm đến người dân

Lai Châu: Phổ biến quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản đất hiếm đến người dân

Công an huyện Tam Đường phối hợp với Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu- Vimico… tổ chức cắm biển pano tuyên truyền về các quy định bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Theo kế hoạch, dự án đường 991B phải hoàn thành vào tháng 6/2024. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, dự án này được gia hạn hoàn thành vào cuối tháng 9/2024.
Thanh Hóa: Đấu giá thuyền vỏ sắt hút cát trái phép trên sông Bưởi

Thanh Hóa: Đấu giá thuyền vỏ sắt hút cát trái phép trên sông Bưởi

Chiếc thuyền vỏ sắt là tang vật của một vụ khai thác cát trái phép vừa được Công an tỉnh Thanh Hóa bán đấu giá thành công, sung công quỹ nhà nước 137 triệu đồng
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: 6 kiên trì giúp địa phương giữ vững ngôi vị quán quân PCI

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: 6 kiên trì giúp địa phương giữ vững ngôi vị quán quân PCI

Ông Cao Tường Huy – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBDN tỉnh Quảng Ninh nêu rõ 6 kiên trì giúp Quảng Ninh giữ vững ngôi vị quán quân PCI.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Theo công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 thì tỉnh Bắc Giang xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất.
Lạng Sơn: Nhiều cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn khi lái xe bị xử lý

Lạng Sơn: Nhiều cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn khi lái xe bị xử lý

Trong 4.000 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn bị Công an Lạng Sơn xử lý, có 122 trường hợp là cán bộ, công chức, đảng viên.
Đại tá Lê Ngọc Anh làm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa

Đại tá Lê Ngọc Anh làm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa

Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đối với Đại tá Lê Ngọc Anh, Phó Giám đốc Công an tỉnh.
Lai Châu: Phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành đến địa phương, doanh nghiệp

Lai Châu: Phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành đến địa phương, doanh nghiệp

Sáng nay (9/5), UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành.
Thanh Hóa: Hàng loạt sản phẩm OCOP hội tụ tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Hàng loạt sản phẩm OCOP hội tụ tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Hơn 30 gian hàng với nhiều sản phẩm OCOP nổi tiếng xứ Thanh đã được quảng bá, bày bán tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024 tổ chức tại huyện Cẩm Thủy.
Quảng Ninh: Phát triển kinh tế biển bám vào các trụ cột theo hướng bền vững

Quảng Ninh: Phát triển kinh tế biển bám vào các trụ cột theo hướng bền vững

Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ chú trọng vào phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh.
Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Ngày 9/5, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Trong năm 2023, Quảng Bình được phân bổ 82,476 tỉ đồng. Tuy nhiên việc bán tín chỉ carbon hiện còn một số vướng mắc nhất định.
Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Phát huy mọi nguồn lực, sự chung tay góp sức của người dân, Mù Cang Chải đã phát triển mạnh mạng lưới giao thông, xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Để đạt mục tiêu đạt ít nhất 3 tỷ USD trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ngay từ những tháng đầu năm 2024, Quảng Ninh đã đề ra nhiều giải pháp.
Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Việc tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tại Đà Nẵng sẽ góp phần tạo động lực, giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Năm 2024, Phú Yên dự kiến phát triển 6 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích khoảng 32,1 ha.
Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thực hiện dự án đường dây 220kV Trạm cắt Nậm Sum (Lào) – Nông Cống (đoạn qua tỉnh Thanh Hóa).
Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam và đề nghị kết nối thu hút đầu tư doanh nghiệp Canada.
Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Tỉnh Sóc Trăng ban hành nhiều chính sách, đề án phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn liền với văn hóa lễ hội và du lịch sinh thái.
Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng tầm nhìn đến năm 2050 có gì mới?

Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng tầm nhìn đến năm 2050 có gì mới?

Phấn đấu đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành “Thiên đường xanh” với sức hút của các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp
Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Các chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về việc không giải ngân hết nguồn vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm…
Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Được thành lập từ năm 2019 nhưng đến nay Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ kéo dài vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hữu Lũng Đinh Đức Chính được điều động, bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động