Thứ hai 23/12/2024 23:45

Hiệu quả của phòng vệ thương mại: Câu chuyện từ ngành nhôm Việt

Việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với nhôm định hình có xuất xứ từ Trung Quốc giúp doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh công bằng với hàng nhập khẩu.

Ông Chu Thắng Trung – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Việc áp thuế nhôm Trung Quốc với Việt Nam đã mang lại những lợi ích gì cho ngành nhôm trong nước cũng sự đảm bảo sự cạnh tranh minh bạch, công bằng cho các doanh nghiệp, thưa ông?

Những năm 2016 - 2018, nhôm Trung Quốc dư thừa sản lượng, tràn vào bán phá giá khiến doanh nghiệp nhôm nội địa đã lâm vào cảnh ngừng hoạt động, công nhân mất việc.

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt được hưởng lợi từ các biện pháp phòng vệ thương mại (ảnh minh họa)

Năm 2019, khi Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm định hình có xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế tạm thời từ 2,49% đến 35,58%, hiệu lực 5 năm. Như vậy, quyết định áp thuế chống bán phá giá sẽ hết hiệu lực từ tháng 10/2024. Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ đến tháng 9/2023.

Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chống buôn lậu và gian lận thương mại, đã ngăn chặn được nhôm Trung Quốc bán phá giá vào Việt Nam.

Qua theo dõi, thuế chống bán phá giá đối với nhôm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam cho thấy có những tác động nhất định đến ngành sản xuất trong nước cũng như giúp các doanh nghiệp nhôm trong nước có cơ hội phát triển trong những năm vừa qua.

Theo đó, lượng nhập khẩu nhôm là đối tượng điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đã giảm đi nhiều. Trước khi biện pháp được áp dụng, 1 năm Việt Nam nhập khẩu 340 nghìn tấn nhôm, sau khi điều tra, lượng nhập khẩu giảm còn 1/3, việc này tạo cơ hội mới cho doanh nghiệp trong nước cũng như giúp doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh công bằng với hàng nhập khẩu.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế chống bán phá giá nhôm định hình xuất xứ từ Trung Quốc đã từng là cứu cánh cho các doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam trước bờ vực phá sản hoặc mất chỗ đứng ở thị trường trong nước. Vì vậy, các doanh nghiệp trong Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam cũng đang xem xét lại tình hình đề nghị Bộ Công thương gia hạn Quyết định thêm 5 năm. Xin ông cho biết bình luận về việc này?

Theo quy định của pháp luật thì biện pháp sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm, như vậy, quyết định áp thuế chống bán phá giá sẽ hết hiệu lực từ tháng 10/2024 nếu không được gia hạn.

Theo quy định của pháp luật, trước khi hết thời hạn 1 năm, các nhà sản xuất trong nước có thể nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng xem xét có gia hạn biện pháp chống bán phá giá. Trong giai đoạn tới, nếu có yêu cầu của ngành sản xuất nhôm trong nước thì chúng tôi sẽ tiếp nhận hồ sơ, đánh giá và có các hoạt động rà soát theo đúng quy định.

Việc rà soát các biện pháp chống bán phá giá sẽ được thực hiện theo quy định hiện hành và căn cứ vào các thông tin, dữ liệu mà các doanh nghiệp cung cấp.

Ông Chu Thắng Trung – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương)

Sau khi tiếp nhận hồ sơ chúng tôi sẽ tiến hành các công tác điều tra một cách khách quan, minh bạch công bằng theo đúng quy định của pháp luật trong nước và các cam kết quốc tế để có kết quả cuối cùng.

Nếu đủ các căn cứ và các điều kiện thì Cục Phòng vệ thương mại sẽ kiến nghị các cấp có thẩm quyền quyết định sẽ tiếp tục gia hạn biện pháp chống bán phá giá.

Tôi xin nhấn mạnh rằng, biện pháp phòng vệ thương mại nói chung trong đó có biện pháp thuế chống bán phá giá là biện pháp được Tổ chức Thương mại thế giới và các Hiệp định thương mại tự do cho phép các nước thành viên áp dụng để ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không công bằng từ hoạt động nhập khẩu.

Do đó, việc các nhà sản xuất trong nước yêu cầu, đề nghị điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là hoàn toàn phù hợp với các quy định trong nước cũng như các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Những yếu tố nào sẽ được xem xét trong cuối kỳ này, thưa ông?

Chúng tôi sẽ xem xét khả năng tái diễn, tiếp tục hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp nhập khẩu hay không. Nếu tiếp diễn thì hành vi này sẽ tiếp tục tác động như thế nào đến ngành sản xuất trong nước. Trên cơ sở những điều kiện như vậy, chúng tôi sẽ kiến nghị việc có tiếp tục gia hạn hay không gia hạn các biện pháp chống bán phá giá.

Xin cám ơn ông!

Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam mới tập trung ở khâu đầu và khâu cuối, mà để lỡ mất phân khúc ở giữa “luyện nhôm” do giá thành sản xuất quá cao. Do đó, việc liên kết và xây dựng chuỗi giá trị của ngành nhôm Việt là hết sức quan trọng.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: ngành nhôm Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới