Thứ sáu 09/05/2025 22:43

Hiệp định RCEP có hiệu lực với quốc gia thứ 13

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã có hiệu lực đối với quốc gia thứ 13 là Indonesia vào ngày 2/1 vừa qua.

Các mức thuế ưu đãi theo hiệp định hiện có thể được sử dụng bởi khu vực tư nhân đang xuất khẩu và/hoặc nhập khẩu từ Indonesia. Ngoài ra, khu vực tư nhân có thể tận dụng các quy tắc xuất xứ đơn giản và thuận lợi hóa thương mại trong các hoạt động kinh doanh liên quan đến Indonesia.

Trong một thông cáo do Bộ Thương mại Indonesia đưa ra, Bộ trưởng Thương mại Zulkifli Hasan cho biết, Hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ tăng khả năng cạnh tranh và củng cố mạng lưới sản xuất toàn cầu, thúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực thông qua tiếp cận thị trường tốt hơn cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, giảm bớt hoặc loại bỏ các rào cản thương mại, và tăng cường chuyển giao công nghệ.

Phó Tổng thư ký phụ trách Cộng đồng Kinh tế ASEAN Satvinder Singh cho biết việc Hiệp định RCEP có hiệu lực vào ngày 2/1/2023 là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu vai trò Chủ tịch ASEAN của Indonesia vào năm 2023. Indonesia đã tạo động lực thúc đẩy RCEP kể từ giai đoạn hình thành ý tưởng và hy vọng sẽ đạt được nhiều cột mốc quan trọng hơn, chẳng hạn như việc thành lập đơn vị hỗ trợ RCEP, có thể đạt được trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Indonesia năm nay.

Indonesia là nền kinh tế lớn nhất trong ASEAN và lớn thứ năm trong số các bên tham gia RCEP. Nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 3,7% vào năm 2021 lên 1,186 nghìn tỷ USD, chiếm 4% tổng GDP của các nền kinh tế RCEP. Ngân hàng Thế giới dự báo nền kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng 5,2% vào năm 2022 và 4,8% vào năm 2023.

Việc Hiệp định RCEP có hiệu lực đối với Indonesia giúp việc thực thi đầy đủ Hiệp định RCEP tiến một bước gần hơn đến việc đưa ASEAN trở thành trung tâm của các mạng lưới sản xuất trong khu vực. Hiệp định RCEP được ký kết vào ngày 15/11/2020 bởi 15 quốc gia bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Hiệp định RCEP có hiệu lực vào ngày 1/1/2022 đối với Brunei Darussalam, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản và New Zealand; vào ngày 1/2/2022 đối với Hàn Quốc; và vào ngày 18/3/2022 đối với Malaysia.

Duy Hưng
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định RCEP

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 9/5: Trinh sát Ukraine đầu hàng ở Avdeevka

Vị thế đồng USD được củng cố nhờ động thái mới của Fed

Thông tin về tàu ngầm 'điệp viên' của Israel

Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 8/5: Lính đánh thuê Ukraine tử nạn

Cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/5: Nga bắt giữ sĩ quan NATO

Mời tham dự Webinar 'Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành dệt may'

Việt Nam tham dự Triển lãm quốc tế InDEX 2025 tại Kerala

Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 7/5: Sĩ quan Ukraine tử nạn ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/5: Điệp viên Ukraine tử nạn ở Dnieper

Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 6/5: Đặc nhiệm Ukraine rút lui ở Zaporizhia

Tuần hàng Việt tại Malaysia: Cà phê, nông sản tới tấp người mua

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/5: Lính đánh thuê NATO tử nạn ở Sumy

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 5/5: Hàng loạt lính Ukraine đầu hàng ở Kursk

Brazil gỡ lệnh cấm, cá rô phi Việt Nam trở lại 'đường đua' xuất khẩu

Nước mắm Việt 'theo chân' cơm tấm chinh phục thị trường Nhật Bản

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113