Thứ hai 25/11/2024 10:37

Hiệp định CPTPP: 4 lợi thế cho ngành thực phẩm

Bà Lý Kim Chi-Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh đã có trao đổi với PV Báo Công Thương xung quanh tác động của Hiệp định CPTPP sau 3 năm thực thi

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh những tác động của Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau 3 năm thực thi.

Thưa bà, Hiệp định CPTPP đã tác động tới ngành lương thực - thực phẩm, như thế nào sau 3 năm chính thức thực thi?

Việc ký kết CPTPP đang mang tới 4 lợi thế cho doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam. Đầu tiên, hiệp định đã mở ra thị trường khá lớn cho hàng hóa nông - thủy sản, thực phẩm chế biến, bởi quy mô kinh tế của nhiều nền kinh tế trong CPTPP tương đối lớn. Từ đó, tạo ra nhiều thuận lợi giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa và lựa chọn thị trường xuất khẩu phù hợp với lợi thế của chính mình.

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh

Thứ hai, CPTPP đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bởi lẽ là một nền kinh tế mở với quy mô xuất nhập khẩu cao, việc thực thi CPTPP với các thị trường lớn cùng với lộ trình giảm thuế xuất khẩu xuống còn 0 - 5% đã và đang giúp các doanh nghiệp từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm.

Thứ ba, quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và CPTPP đang giúp Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn về đầu tư. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với giá trị lớn hơn, có được kinh nghiệm quản lý điều hành và nhận chuyển giao công nghệ hiện đại từ các tập đoàn lớn nước ngoài.

Thứ tư, doanh nghiệp đang ngày càng thuận lợi hơn trong tiếp cận, xây dựng pháp luật, thực thi chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Bên cạnh việc tận dụng cơ hội Hiệp định CPTPP mang lại về ưu đãi thuế, còn tạo áp lực thúc đẩy cải cách thể chế để mở rộng thị trường, hội nhập.

Bên cạnh thuận lợi, trong quá trình thực thi Hiệp định CPTPP, doanh nghiệp thực phẩm phải đối mặt với thách thức nào, thưa bà?

Cùng với thuận lợi, doanh nghiệp thực phẩm cũng phải đối mặt với một số thách thức như: Quy tắc xuất xứ của CPTPP phức tạp hơn so với các FTA mà Việt Nam đã tham gia. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có quá trình sản xuất, mua nguyên liệu, canh tác… theo tiêu chuẩn; tập hợp các hồ sơ chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, chỉ dẫn hàng hóa, C/O...

Ảnh minh họa

Ngoài ra, việc xóa bỏ hàng rào thuế quan sẽ khiến áp lực cạnh tranh giữa các nước thành viên gia tăng, buộc các nước thành viên nói chung và doanh nghiệp Việt nói riêng phải chuyển đổi, cơ cấu lại phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo bà, trong thời gian tới, doanh nghiệp thực phẩm cần có những giải pháp tiếp cận như thế nào?

Một trong những yếu tố quan trọng là doanh nghiệp cần tăng tính chủ động trong tìm hiểu cơ hội, cam kết trong CPTPP để đáp ứng tốt nhất quy định về quy tắc xuất xứ. Khi các doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng quốc gia đó. Ví dụ, để vào thị trường Nhật Bản, ngoài việc đáp ứng chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn kỹ thuật, doanh nghiệp cần ghi rõ trên bao bì của sản phẩm các thông tin về thành phần dinh dưỡng, cách chế biến, bảo quản, hạn sử dụng.

Đặc biệt, để tăng tính cạnh tranh cho thực phẩm chế biến, doanh nghiệp cần cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới, áp dụng thay đổi công nghệ chế biến, bảo quản…, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng nghiêm ngặt mà Hiệp định CPTPP đề ra. Tập trung chú trọng liên kết doanh nghiệp với doanh nghiệp để thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tạo thành chuỗi dây chuyền sản xuất và xuất khẩu, tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Xin cảm ơn bà!

Minh Dương (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định CPTPP

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Hợp tác thương mại Việt Nam - Peru: Tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định CPTPP

Tận dụng tốt hơn CPTPP để "hóa giải" những thách thức khi xuất khẩu sang Canada

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Nâng cao vai trò của hiệp hội, ngành hàng trong thực thi Hiệp định CPTPP

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam

Tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản qua Australia tăng trưởng mạnh

“Trái ngọt” xuất khẩu hàng hóa từ Hiệp định CPTPP

Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu

Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”

Bộ chỉ số FTA Index: Tạo động lực để địa phương bứt phá

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi

Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Chỉ 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ CPTPP

Tận dụng CPTPP, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mexico

TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

Xuất khẩu sang thị trường CPTPP: Cần đáp ứng các quy định về phát triển bền vững

Thị trường nào trong khối thị trường CPTPP đang mua cá tra nhiều nhất của Việt Nam?