Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada chia sẻ, doanh nghiệp xuất khẩu vào Canada cần đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững.
Thủy sản xuất khẩu vào Canada cần chú ý dư lượng Nitroimidazoles Hiệp định CPTPP: “Cú huých” cho hàng Việt xuất khẩu vào Canada

Canada là thị trường mà hàng hoá Việt Nam có sự tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong khối các thị trường CPTPP. Theo bà, nguyên nhân nào giúp hàng hoá Việt Nam chinh phục tốt thị trường này?

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững
Bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada

Canada hiện là 1 trong 10 đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Theo số liệu nước sở tại, xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đã tăng 26,4% về giá trị kim ngạch trong năm 2022 so với cùng kỳ năm trước. Sau khi có CPTPP, xuất khẩu của nước ta sang Canada đã tăng gấp đôi, từ mức 4 tỷ USD năm 2018 lên 9,9 tỷ năm 2022. Sau 5 năm CPTPP được thực thi, đây là thị trường tỷ USD có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong các nước CPTPP.

Nguyên nhân tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng Việt vào Canada là do cấu trúc nội tại của Canada. Đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu cao với các mặt hàng tiêu dùng mà chúng ta có thế mạnh như dệt may, da giày, gỗ… Canada cũng có tốc độ tăng dân số cao trong nhóm các nước G7 với mỗi năm tăng thêm khoảng 500.000 – 1 triệu dân nhập cư ở độ tuổi tiêu dùng mạnh mẽ. Đặc biệt là 300.000 kiều bào, sinh viên Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại đây. Với 7 triệu người gốc Đông Á và Đông Nam Á, Canada đã trở thành thị trường tiềm năng đối với nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam.

Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang CPTPP đang được hưởng ưu đãi thuế quan theo cả GSP, MFN và CPTPP. Thực tế cho thấy sau khi CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu các mặt hàng hưởng thuế bằng 0 như: Điện thoại, điện tử, điện máy, rau củ quả hạt điều, cà phê… sử dụng form ưu đãi nào sang địa bàn cũng tăng đột biến. Có những mặt hàng tăng trên 1000%, cho thấy CPTPPP thực sự có tác động đòn bẩy.

Theo đó, CPTPP đã giúp các nước quan tâm hơn đến cơ cấu thị trường của các mặt hàng xuất khẩu, từ đó gián tiếp thúc đẩy xuất khẩu cả những mặt hàng không có lộ trình giảm thuế. Bên cạnh đó, CPTPP còn có tác động đến xuất khẩu hàng hoá việt Nam nhờ hiệu ứng lan toả, nhờ sự phát triển của hệ thống vận tải và logistics giữa hai nước. Nguyên nhân cuối cùng là hàng hoá Việt Nam đã chinh phục thị trường này nhờ sự nỗ lực cải tiến mẫu mã, đa dạng chủng loại và khả năng đảm bảo yêu cầu về bao bì chỉ dẫn. Ở Canada, doanh nghiệp Việt Nam được biết đến như các nhà cung cấp hàng hoá đáng tin cậy, có khả năng đáp ứng được các đơn hàng khó, đơn hàng cao cấp, có yêu cầu cao về thời gian giao hàng, sẵn sàng thực hiện các đơn hàng nhỏ.

Một yếu tố khác khiến người dân Canada ngày càng ưa chuộng hàng Việt Nam là nhu cầu muốn đa dạng hoá mặt hàng, bạn hàng, giảm rủi ro phụ thuộc vào số một đối tác.

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững
Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Canada

Thưa bà, các tiêu chuẩn về phát triển bền vững tại Canada hiện nay thay đổi ra sao? Những tiêu chuẩn, chính sách về phát triển bền vững tại thị trường này sẽ tác động như thế nào đến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam?

Các tiêu chuẩn bền vững của Canada được đặt trong bối cảnh những quy định chung của thế giới về lộ trình phát triển bền vững đến năm 2030. Ngay từ năm 2015, Canada đã đưa mục tiêu sản xuất và tiêu dùng trách nhiệm vào lộ trình phát triẻn bền vững nhằm sản xuất sử dụng ít tài nguyên hơn, nâng cao chất lượng sống của người dân. Ngoài chính sách khuyến khích xe điện và các phương tiện không phát thải, Canada khuyến khích tái sản xuất, tái tân trang, tái chế và tái sử dụng. Từ chính phủ đến người dân đều phải có trách nhiệm giảm cacbon trong các quy định tiêu dùng.

Các doanh nghiệp Canada cũng có xu hướng thay thế các sản phẩm cùng loại nhập từ xa bằng cách tìm các nguồn cung từ các thị trường gần. Đồng thời, chú trọng tìm kiếm các đối tác nhập khẩu có cùng mối quan tâm, cùng năng lực với mình. Ví dụ da giày, dệt may, nội thất đều phải quan tâm sản xuất xanh, sản xuất sạch, sử dụng vật liệu tái chế…

Quy định của Canada đi đầu trong các nước G7, OECD trong việc áp đặt trách nhiệm mở rộng không chỉ với các bên tham gia thiết kê, sở hữu thương hiệu mà còn áp đặt nhà bán buôn và phân phối. Nếu không tìm được nhà bán buôn và phân phối thì sẽ áp đặt đến nhà bán lẻ cuối cùng. Trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng buộc các nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm với việc thu hồi, quản lý sản phẩm nhựa ở cuối vòng đời sản phẩm như: Trả tiền đặt cọc bao bì, thu đổi sản phẩm, lắp đặt điểm thu nhận bao bì…

Các quy định này có thể nói là rào cản phi thuế quan rất bất lợi cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vì các doanh nghiệp nội địa Việt Nam khó có khả năng triển khai hoặc uỷ quyền triển khai sản xuất mở rộng. Các nhà bán lẻ vì ngại ràng buộc trách nhiệm nên sẽ ưu tiên sử dụng các sản phẩm sản xuất tại Canada hoặc các sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia vì dễ thương lượng hơn về vấn đề yêu cầu sản xuất mở rộng .

Canada được đánh giá là thị trường tiềm năng đối với hàng hoá Việt. Đánh giá của bà về sự chủ động thay đổi của doanh nghiệp xuất khẩu thời gian qua trong đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững của thị trường?

Trong những năm tới, tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Canada có thể chững lại hoặc tăng trưởng âm nhưng chúng ta cũng phải xác định Canada sẽ vẫn là thị trường quan trọng của hàng hoá Việt Nam.

Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động thay đổi để đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững, đặc biệt doanh nghiệp ngành gỗ và dệt may đã có nhiều nỗ lực để đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững.

Khi ta xác định đây là luật chơi chung thì buộc phải chuẩn bị. Các doanh nghiệp dệt may đã sẵn sàng nhập cuộc. Tôi đã đi thăm nhiều doanh nghiệp dệt may có chứng chỉ năng lượng và môi trường. Có doanh nghiệp đã tự động hoá nhà máy, áp dụng số hoá vào sản xuất và đặc biệt quan tâm nguồn gốc nguyên vật liệu.

Chúng tôi đã hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam, dù có quy mô rất nhỏ nhưng họ có tư duy tiếp cận tốt như họ đã gửi sản phẩm với chất liệu organnic, tái chế đến để nhờ thương vụ quảng bá. Có doanh nghiệp may gia công cũng gửi hàng hoá cho chúng tôi với chứng chỉ bền vững. Các doanh nghiệp khác cũng quan tâm đến các chứng chỉ khác theo yêu cầu quốc tế như: Tính tiên phong, trách nhiệm xã hội, môi trường bền vững, chứng nhận quản lý rừng bền vững… khi xuất khẩu sang địa bàn Canada.

Tôi hy vọng sự thay đổi và thích ứng sẽ được nâng lên tầm cao để tiếp tục duy trì tăng trưởng kim ngạch sang địa bàn.

Thương vụ Việt Nam tại Canada sẽ có những giải pháp gì nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường CPTPP nói chung và phát triển bền vững nói riêng, thưa bà?

Ngoài hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, đưa đoàn mua hàng về nước, xác minh doanh nghiệp, chúng tôi đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền cách thức khai thác CPTPP.

Chúng tôi cũng thông tin liên tục về sự thay đổi thị trường. Website thông tin song ngữ của chúng tôi cập nhật thông tin hàng ngày để đảm bảo cảnh báo, hướng dẫn cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, chúng tôi cũng hỗ trợ cho chuyên gia Canada vào Việt Nam huấn luyện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để doanh nghiệp hiểu cách thức tiếp cận thị trường nước ngoài, trong đó có các quy định phát triển bền vững. Sẽ có 30-50 doanh nghiệp được kết nối nhằm có được các hợp đồng cụ thể. Việc xây dựng năng lực thể chế cho doanh nghiệp là việc quan trọng. Phải làm thế nào để vận động các nguồn lực hỗ trợ từ các nguồn vốn không hoàn lại của Chính phủ Canada. Đây là đặc thù mà không phải thị trường CPTPP nào cũng có.

Xin cảm ơn bà!

Phương Lan thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định CPTPP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản qua Australia tăng trưởng mạnh

Tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản qua Australia tăng trưởng mạnh

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng 33%. Nhờ lợi thế từ Hiệp định CPTPP, Australia là thị trường có dư địa tốt cho xuất khẩu thủy sản.
“Trái ngọt” xuất khẩu hàng hóa từ Hiệp định CPTPP

“Trái ngọt” xuất khẩu hàng hóa từ Hiệp định CPTPP

Sau 5 năm thực thi, Hiệp định CPTPP đã mang lại kết quả tích cực cho hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước đã khai thác có hiệu quả cơ hội từ CPTPP.
Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu

Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu

Nhu cầu các sản phẩm tôm chế biến của thị trường Australia khá cao. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường này cần chú trọng xây dựng thương hiệu.
Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”

Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”

10 tháng năm 2023, xuất khẩu cá tra sang khối CPTPP đạt hơn 200 triệu USD, dù giảm so với cùng kỳ, song thị trường Mexico, Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng"
Bộ chỉ số FTA Index: Tạo động lực để địa phương bứt phá

Bộ chỉ số FTA Index: Tạo động lực để địa phương bứt phá

Bộ chỉ số FTA Index được Bộ Công Thương xây dựng nhằm phản ánh mức độ hiệu quả các FTA mang tới cho các địa phương, đồng thời tạo động lực để địa phương bứt phá

Tin cùng chuyên mục

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Doanh nghiệp xuất khẩu da giày triển khai để phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn từ các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP.
Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi

Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi

Tác động Hiệp định CPTPP đã giúp nhiều doanh nghiệp Việt quan tâm đến áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Hiệp định CPTPP đã giúp xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang các nước khu vực châu Á thuộc khối CPTPP gia tăng đáng kể.
Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Chỉ 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ CPTPP

Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Chỉ 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ CPTPP

Sau 5 năm triển khai CPTPP, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Canada vẫn chủ yếu sử dụng MFN, chỉ có 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ hiệp định này.
Tận dụng CPTPP, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mexico

Tận dụng CPTPP, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mexico

Là nền kinh tế phát triển năng động, Mexico đang dần trở thành khu vực thị trường hấp dẫn đối với cả thế giới, trong đó có xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

Sau 5 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng hàng Việt đã khẳng định được 4 điểm sáng ở thị trường này.
Xuất khẩu sang thị trường CPTPP: Cần đáp ứng các quy định về phát triển bền vững

Xuất khẩu sang thị trường CPTPP: Cần đáp ứng các quy định về phát triển bền vững

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng để có thể tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP.
Thị trường nào trong khối thị trường CPTPP đang mua cá tra nhiều nhất của Việt Nam?

Thị trường nào trong khối thị trường CPTPP đang mua cá tra nhiều nhất của Việt Nam?

Giá trị xuất khẩu cá tra sang Mexico mặc dù có sụt giảm, nhưng quốc gia Bắc Mỹ này vẫn duy trì vị trí dẫn đầu khối thị trường CPTPP về nhập khẩu cá tra Việt Nam
Chuyên gia kinh tế “hiến kế” xây dựng thương hiệu hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP

Chuyên gia kinh tế “hiến kế” xây dựng thương hiệu hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP

TS. Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam chia sẻ về giải pháp xây dựng thương hiệu hàng Việt khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Bộ trưởng Vương quốc Anh phụ trách các vấn đề về Scotland

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Bộ trưởng Vương quốc Anh phụ trách các vấn đề về Scotland

Vương quốc Anh chính thức ký gia nhập CPTPP đã mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp hai nước để tận dụng ưu đãi từ Hiệp định này trong thời gian tới.
Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường CPTPP

Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường CPTPP

Để có những kết quả nổi bật trong xuất khẩu hàng hóa tại thị trường CPTPP, công tác xúc tiến thương mại đã liên tục được đổi mới và có những hoạt động hiệu quả.
Xây dựng thương hiệu hồ tiêu tại thị trường CPTPP: Cần bắt đầu từ chất lượng

Xây dựng thương hiệu hồ tiêu tại thị trường CPTPP: Cần bắt đầu từ chất lượng

Hiệp định CPTPP mở rộng cách cửa cho ngành hồ tiêu Việt Nam, tuy nhiên, để đi sâu vào khối thị trường này thì vấn đề chất lượng và thương hiệu phải song hành.
Hiệp định CPTPP: “Cú huých” cho hàng Việt xuất khẩu vào Canada

Hiệp định CPTPP: “Cú huých” cho hàng Việt xuất khẩu vào Canada

Kim ngạch xuất khẩu hàng Việt vào Canada đã tăng tới 110% sau 5 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực.
Xuất khẩu quế, hồi sang Canada tăng đột biến nhờ Hiệp định CPTTP

Xuất khẩu quế, hồi sang Canada tăng đột biến nhờ Hiệp định CPTTP

Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, kể từ sau khi Hiệp định CPTTP thực thi, xuất khẩu mặt hàng quế, hồi của Việt Nam vào địa bàn Canada tăng đột biến.
Canada đứng Top 2 trong khối thị trường CPTPP nhập khẩu cá tra từ Việt Nam

Canada đứng Top 2 trong khối thị trường CPTPP nhập khẩu cá tra từ Việt Nam

Canada tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trong khối thị trường CPTPP về nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam.
Hàng Việt vươn mình cùng Hiệp định CPTPP

Hàng Việt vươn mình cùng Hiệp định CPTPP

Xuất khẩu hàng Việt sang nhiều thị trường trong khối CPTPP đã có sự tăng trưởng rất cao sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.
Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP

Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP

Sáng 27/9, Tạp chí Công Thương tổ chức Tọa đàm Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP.
Xu hướng bảo hộ thương mại đang diễn ra như thế nào?

Xu hướng bảo hộ thương mại đang diễn ra như thế nào?

Những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn tới xu hướng bảo hộ thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
3 nước nào được bổ sung áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP?

3 nước nào được bổ sung áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP?

Theo Nghị định số 68 của Chính phủ, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP.
ASEAN-43: ASEAN thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Canada

ASEAN-43: ASEAN thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Canada

Hội nghị cấp cao ASEAN-Canada diễn ra chiều 6/9 đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Canada.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động