Hàng không Việt: Cần hỗ trợ tài chính vượt “bão” Covid-19
Thị trường 02/08/2021 16:28 Theo dõi Congthuong.vn trên
Gần 80-90% số lượng máy bay phải nằm lại sân bay
Tại tọa đàm trực tuyến "Giữ cánh cho hàng không Việt - Giải pháp cấp bách về vốn" diễn ra ngày 2/8, TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn tài chính tiền tệ quốc gia, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV - cho biết: Ngành hàng không có tính liên thông, đa ngành, tác động lan tỏa rất lớn. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), một việc làm trong ngành hàng không sẽ ảnh hưởng tới 24 việc làm trong các ngành có liên quan (dịch vụ lữ hành, xăng dầu, du lịch, nhà hàng, khách sạn...).
![]() |
Để duy trì hoạt động tối thiểu trong mùa dịch, các hãng phải chi trên 100 tỷ đồng/ngày (Ảnh: Cấn Dũng) |
Ngành hàng không có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch quốc tế và nội địa; thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, thương mại dịch vụ và các lĩnh vực khác trong thời gian qua. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ngành hàng không còn giữ vai trò trong việc vận chuyển vắc xin, các thiết bị y tế, hàng hóa thiết yếu là vô cùng quan trọng. “Hàng năm, ngành hàng không tạo ra doanh thu khoảng 200.000 tỷ đồng. Riêng về ngân sách, ngành hàng không đóng góp trên 22.000 tỷ đồng thuế và phí/năm”, TS. Cấn Văn Lực thông tin.
Tuy nhiên, TS. Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam - nêu thực trạng: Đại dịch Covid-19 được đánh giá là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay đối với ngành hàng không, lượng hành khách đi lại giảm khoảng 61%. Dự kiến doanh thu của ngành năm 2021 chỉ bằng khoảng 40-50% so với năm 2019 (trước khi dịch bệnh bùng phát).
“Đợt dịch lần thứ 3 và thứ 4 bùng phát đúng vào dịp cao điểm gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho ngành hàng không. Gần 80-90% số lượng máy bay phải nằm lại sân bay. Doanh thu hàng không chỉ đạt 10-12% so với cùng kỳ năm trước” - TS. Bùi Doãn Nề nói, đồng thời cho hay, báo cáo số liệu 6 tháng đầu năm 2021, điều hành bay giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2020. Vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam mới chỉ đạt 13,5 triệu hành khách, giảm khoảng 14,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó vận chuyển quốc tế đang đóng băng nên chỉ đạt 76.000 khách, giảm 97,2% so với cùng kỳ năm 2020. Vận chuyển nội địa có tăng so với năm 2020 một chút là gần 2%. Các doanh nghiệp cũng đang cố gắng chủ động chuyển đổi sang vận chuyển hàng hóa, vật tư y tế, hàng hóa cứu trợ để bù lại phần chuyên chở hành khách bị sụt giảm.
Ngoài các doanh nghiệp hàng không, toàn bộ các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến dây chuyền vận tải hàng không đều bị ảnh hưởng rất lớn như dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ thương mại mặt đất và các công nghiệp phụ trợ khác. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sẵn sàng hoạt động khi phục hồi trở lại. “Để duy trì hoạt động tối thiểu trong mùa dịch, các hãng phải chi trên 100 tỷ đồng/ngày” - TS. Bùi Doãn Nề nêu.
Đến cuối 2022 ngành hàng không mới có thể phục hồi
Trước tình hình đó, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành sớm triển khai tiêm vắc xin trên diện rộng và xem xét sử dụng hộ chiếu vắc xin; từng bước nới lỏng các quy định nhập cảnh và cách ly đối với khách đã tiêm vắc xin đầy đủ và có kế hoạch sớm triển khai khai thác trở lại các đường bay quốc tế. Đặc biệt, hỗ trợ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi cũng như mở rộng và thực hiện chương trình hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp hàng không.
“Chúng tôi đề nghị dành cho các hãng hàng không vay gói tín dụng khoảng 25.000 tỷ đồng ưu đãi giảm lãi suất 4%, thời hạn từ 3-5 năm để các hãng duy trì nguồn lực, có nguồn vốn phục hồi, phát triển. Đồng thời, cho các doanh nghiệp hàng không được áp dụng mức lãi suất giảm 2% theo Nghị quyết số 84 ngày 29/5/2020 của Chính phủ” - TS. Bùi Doãn Nề bày tỏ.
Ngoài ra, TS. Bùi Doãn Nề cũng đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép giảm thuế bảo vệ môi trường, áp dụng mức giảm 70% cho các hãng hàng không đến ngày 30/6/2022. Bên cạnh đó, Nhà nước nên tiếp tục giảm giá, phí dịch vụ hàng không tại các cảng hàng không; xem xét giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo phục vụ ngành hàng không từ nay đến hết năm 2022”, TS. Bùi Doãn Nề nói.
PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho biết: Bộ Giao thông Vận tải đã dự báo đến khoảng cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023, ngành công nghiệp hàng không mới có thể phục hồi. Hiện tại, dòng tiền của các doanh nghiệp đã cạn kiệt.
Vấn đề đặt ra bây giờ nếu chúng ta không giải cứu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp hàng không, thì các doanh nghiệp hàng không có thể gặp 2 rủi ro: Rủi ro về thanh khoản. Doanh nghiệp sẽ không có đủ tiền để đáp ứng các khoản chi trả gồm có nợ ngắn hạn của ngân hàng, nợ các nhà cung cấp, và đặc biệt quan trọng là trả lương cho hàng ngàn lao động. Bên cạnh đó, là rủi ro về kiệt quệ tài chính.
“Rủi ro thanh khoản kéo dài cùng với doanh thu sụt giảm nghiêm trọng sẽ dẫn đến rủi ro nguy hại nhất đó là kiệt quệ về tài chính. Nếu tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp không được giải quyết, cứu chữa một cách kịp thời thì sẽ để lại hậu quả tái cấu trúc rất tốn kém trong tương lai” - PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhận định.
Theo đó, PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo cho rằng, dù là hãng bay của Nhà nước hay hãng bay tư nhân đều cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước để các doanh nghiệp hàng không không rơi vào những rủi ro trên, thậm chí xấu hơn là giải thể, hợp nhất hay phá sản. Ngành hàng không có vai trò quan trọng trong việc kết nối Việt Nam với thế giới, duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong bối cảnh dịch bệnh.
Khi kinh tế thế giới phục hồi, Việt Nam phải tranh thủ đà tăng trưởng của thế giới để lấy lại tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, một trong những ngành công nghiệp đóng góp vào quá trình đó chính là ngành hàng không. “Vì vậy, giải cứu ngành hàng không là góp phần duy trì đà tăng trưởng cho nền kinh tế” - PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo chia sẻ.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giá heo hơi hôm nay 10/6: Điều chỉnh trái chiều 1.000 đồng/kg

Tỷ giá USD hôm nay 10/6: Đồng USD tăng trở lại

Giá vàng hôm nay 10/6: Trong nước phủ sắc xanh, vàng SJC đạt mốc 67,10 triệu đồng

Giá thép hôm nay 10/6: Hòa Phát tiếp tục hạ giá thép cuộn cán nóng HRC xuống 570 USD/tấn

Thị trường hàng hoá hôm nay 10/6 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu dao động quanh 71 USD/thùng; Giá cà phê tăng
Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 10/6: Giá dầu thô ổn định trên mức 71 USD; thị trường chờ tin từ Fed

Giá tiêu hôm nay 10/6: Cao nhất 72.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, 10/6: Giá cà phê trong nước tăng kỷ lục

Giá lúa gạo hôm nay 10/6: Nguồn cung thấp, giá lúa gạo neo cao

Giá gas hôm nay 10/6: Cập nhật thị trường thế giới và trong nước

Thị trường hàng hoá hôm nay 9/6: Giá dầu WTI đóng cửa ở mức 71,29 USD/thùng; Giá cà phê, đường tăng vọt

Giá heo hơi hôm nay 9/6: Ghi nhận mức giảm sâu nhất 3.000 đồng/kg

Giá gas hôm nay 9/6: Thế giới và trong nước giảm mạnh, vì sao?

Giá thép hôm nay 9/6: Giá thép trong nước giảm lần thứ 9

Giá vàng hôm nay 9/6: Thế giới tăng mạnh, vàng SJC dùng dằng quanh mốc 67 triệu đồng

Tỷ giá USD hôm nay 9/6: Đồng USD quay đầu giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 9/6: Giá dầu giảm do tâm lý thị trường "bỏ rơi" OPEC+; chuyển hướng sang Fed

Giá cà phê hôm nay, ngày 9/6: Giá cà phê trong nước cán mốc 63.100 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 9/6: Giá lúa nếp giảm 200 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 9/6: Giảm 500 đồng/kg tại Đông Nam bộ

Xuất khẩu vải thiều bằng đường sắt: Tránh ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu

Ngành sắt thép “sáng cửa” phục hồi trong nửa cuối năm
