Thứ sáu 27/12/2024 16:16

Hải Phòng: Xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Sáng 26/12, TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Ban Vận động UNESCO vinh danh Trạng Trịnh Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng- đánh giá cao sự nỗ lực của các cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng hồ sơ vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Việc xây dựng hồ sơ này là một chiến lược dài hạn, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo thành phố đối với việc tôn vinh một danh nhân văn hóa tiêu biểu của thành phố. Các hoạt động trong năm 2024 đã được triển khai nghiêm túc và có hiệu quả, góp phần đẩy mạnh công tác xây dựng hồ sơ để đề nghị UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Quang cảnh hội nghị.

Ông Lê Khắc Nam đề nghị, trong năm 2025, các sở, ngành tiếp tục tuyên truyền về các hoạt động liên quan đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, tổ chức các cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật và sản xuất phim về ông. Các công trình nghiên cứu khoa học về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng sẽ được tiếp tục triển khai, bao gồm hội thảo quốc gia và các đề tài nghiên cứu cấp thành phố, đặc biệt những nghiên cứu ở nước ngoài như Pháp, Nga và Trung Quốc.

Cũng tại hội nghị, ông Trịnh Văn Tú - Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao - cho biết: Dựa trên các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2195/QĐ-UBND ngày 31/7/2023 của UBND TP. Hải Phòng về việc thành lập Ban Vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân dịp kỷ niệm 450 năm ngày mất (1585 - 2035), Ban Vận động đã triển khai kế hoạch số 130/KH-BVĐ về việc xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong năm 2024.

Khu Di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng

Trong năm 2024, các sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan đã chủ động phối hợp, triển khai các nhiệm vụ và đạt được một số kết quả quan trọng. Cụ thể, đã sưu tầm, kiểm kê và lập thư mục 48 tác phẩm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, bao gồm các tác phẩm nổi bật như Bạch Vân am thi tập, Bạch Vân am thi tập tịnh tự, Bạch Vân am thi văn tập, và nhiều công trình nghiên cứu khác về ông. Các tài liệu này đã được biên soạn thành thư mục Nguyễn Bỉnh Khiêm tác gia và tác phẩm, gồm 487 tài liệu, với tổng số 1355 trang.

Bên cạnh đó, hội thảo cấp thành phố về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được tổ chức thành công với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học từ các cơ quan nghiên cứu Trung ương và địa phương. Hội thảo đã thảo luận về các chủ đề lớn như bối cảnh Đại Việt thế kỷ XVI, thân thế, sự nghiệp và đóng góp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng như các di sản văn hóa liên quan đến ông. Những kết quả từ hội thảo đã góp phần khẳng định công lao của ông đối với lịch sử dân tộc và làm cơ sở khoa học vững chắc cho việc xây dựng hồ sơ vinh danh ông.

Các tư liệu liên quan Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Ông Trịnh Văn Tú cho biết thêm, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp tục được duy trì. UBND huyện Vĩnh Bảo đã phối hợp với các sở, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ quy hoạch bảo quản và tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hồ sơ này đã được Hội đồng thẩm định đánh giá và hiện đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Năm 2024, thành phố đã phê duyệt kinh phí 3,8 tỷ đồng để sửa chữa cấp thiết 3 hạng mục tại Di tích Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, bao gồm: Tháp bút Kình Thiên, Quán Trung Tân và Sân, tường bao nhà điều hành di tích. Cùng với đó, một số hạng mục bị hư hại do ảnh hưởng của bão Yagi cũng được sửa chữa, với tổng kinh phí hơn 3,6 tỷ đồng từ ngân sách địa phương.

Lễ hội kỷ niệm ngày mất của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được duy trì tổ chức hàng năm tại huyện Vĩnh Bảo, nhằm tuyên truyền về thân thế, sự nghiệp và công lao của ông, đồng thời khơi dậy niềm tự hào dân tộc và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Hằng năm, TP. Hải Phòng còn tổ chức lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tại Khu di tích Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm để khuyến khích phong trào học tập, rèn luyện trong cộng đồng học sinh, sinh viên thành phố.

Thu Anh
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội

Khai mạc lễ hội hoa hướng dương với chuỗi sự kiện lớn nhất trong năm tại Van Phuc City

Việt Nam bám sát khuyến nghị của UNESCO trong công tác bảo vệ Vịnh Hạ Long

Trình diễn hỏa pháo công bố hoàn thành dự án trùng tu Hải Vân Quan

Hiện tượng concert ‘Anh trai say hi’ và triển vọng ngành công nghiệp văn hoá trong kỷ nguyên mới

Địa phương tự quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới

Phương án tinh gọn bộ máy Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Giảm tối thiểu 15-20% đầu mối

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Chiếu phim 'Đào, Phở và Piano' dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa'

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Vẫn nhớ 'Đây A Nốp' trong phim 'Trên từng cây số'