Thứ năm 26/12/2024 01:30

Hải Phòng: Thu hút 688 dự án đầu tư với tổng vốn lên tới 36,32 tỷ USD

Sau 30 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, thành phố Hải Phòng đã thu hút 688 dự án đầu tư với tổng vốn lên tới 36,32 tỷ USD.

Hải Phòng trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư

Ngày 12/9, Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng đã tổ chức Hội thảo 30 năm phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế và định hướng thành lập Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng.

Thông tin từ Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng cho thấy, trong 30 năm xây dựng và phát triển, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố đã thu hút 688 dự án đầu tư với tổng vốn lên tới 36,32 tỷ đô la (USD). Tính lũy kế đến hết tháng 8/2023, các khu kinh tế, khu công nghiệp đã thu hút được 494 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 24,9 tỷ USD; 214 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 13,2 tỷ USD (tương đương 309.000 tỷ đồng) đứng thứ 6 cả nước, đứng thứ 2 miền Bắc (TP. Hà Nội lũy kế thu hút được 37,73 tỷ USD).

Trong đó, tổng vốn đăng ký đầu tư giai đoạn 1993 – 2007 đạt 22.497 tỷ đồng (tương đương 1,47 tỷ USD); giai đoạn 2008-2023 đạt 826.849,2 tỷ đồng (khoảng 36 tỷ USD), mức vốn đăng ký trung bình hàng năm khoảng 2,33 tỷ USD/năm (mức vốn bình quân hàng năm này gấp 1,6 lần tổng vốn đăng ký đầu tư đoạn 1993 – 2007).

Ông Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy phát biểu tại hội thảo

Nổi bật, giai đoạn từ năm 2008 đến nay, với sự thành lập Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, các khu công nghiệp, khu kinh tế đã đạt được những kết quả vượt bậc với 408 dự án đầu tư nước ngoài (22,19 tỷ USD, bằng 18,5 lần so với giai đoạn 1993-2007) và 203 dự án trong nước (13,68 tỷ USD, bằng 54,7 lần so với giai đoạn 1993-2007). Trong số đó phải kể đến các dự án tiêu biểu như: Tổ hợp dự án của Tập đoàn LG (Hàn Quốc) với tổng vốn đăng ký đạt 9,24 tỷ USD; Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast với tổng vốn đầu tư 175.000 tỷ đồng (tương đương 7,6 tỷ USD); Tập đoàn Bridgestone với tổng vốn 1,224 tỷ USD; Công ty Pegatron với tổng vốn 900 triệu USD…

Đặc biệt, tổng vốn đăng ký đầu tư giai đoạn từ năm 2020 đến nay khoảng 10,3 tỷ USD chiếm khoảng 27,2% tổng vốn đăng ký đầu tư 30 năm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu công nghiệp; trên 80% mục tiêu thu hút đầu tư giai đoạn 2020-2025. Suất đầu tư trung bình trong các khu công nghiệp, khu kinh tế cũng đạt 12 triệu USD/ha, bằng 2,6 lần bình quân cả nước (khoảng 4,61 triệu USD/ha); đạt 56 triệu USD/dự án, bằng 2,8 lần bình quân cả nước (khoảng 20 triệu USD/ha).

Các dự án cũng đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế năm 2022 đạt 683.715 tỷ đồng, chiếm 82% tỷ trọng thành phố, luôn trong top đầu của cả nước về tốc độ tăng trưởng. Giá trị xuất khẩu đạt 2.287.886 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2008-2023 là 2.275.843 tỷ đồng, bằng 189 lần giai đoạn trước đó; giá trị năm 2022 là 581.700 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 95,2% toàn thành phố. Đóng góp ngân sách giai đoạn 1993-2007 đạt 1.640,3 tỷ đồng, chiếm 7,7% toàn thành phố; giai đoạn 2008-2023 đạt 80.084 tỷ đồng, chiếm 11,6% toàn thành phố, bằng 49 lần giai đoạn trước. Số lao động hiện nay trong các khu công nghiệp, khu kinh tế là 191.277 lao động, thu nhập trung bình 10,2 triệu đồng/tháng, bằng 1,46 lần bình quân cả nước, tăng 2,83 lần so với năm 2013, 94,2% lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, các khu công nghiệp, khu kinh tế đã đóng góp quan trọng trong rất nhiều mặt khác của phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, bao gồm: đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, thúc đẩy chuyển giao công nghệ; tham gia mạnh mẽ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

Các đại biểu phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương chia sẻ: “Trong những năm gần đây, Hải Phòng trở thành điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế của địa phương và một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Điều này không thể nhắc đến sự đóng góp của thu hút đầu tư. Tôi cho rằng, khu kinh tế đã trở thành động lực chủ yếu của những thành tích mà Hải Phòng đạt được trong những năm gần đây. Hải Phòng trở thành điểm sáng, hấp dẫn các nhà đầu tư, là động lực tăng trưởng của Đồng bằng sông Hồng. Đây là một công cụ để chúng ta sử dụng cho sự phát triển kinh tế”.

Sẽ thành lập khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng khoảng 20.000 ha

Đánh giá về những kết quả đạt được sau 30 năm phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố, ông Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhấn mạnh: Sau 30 năm hình thành, các khu kinh tế, khu công nghiệp đóng góp phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố, giá trị xuất khẩu, nộp ngân sách thành phố tăng cao, giải quyết việc làm cho người lao động...; Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã khẳng định vị trí ngày càng quan trọng, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; là giải pháp để thu hút các nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, những kết quả đạt được có đóng góp quan trọng của các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố, nguyên lãnh đạo Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng qua các thời kỳ.

Thời gian tới, trên cơ sở những kết quả đạt được, định hướng phát triển thành phố trong các chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu, đề xuất những giải pháp để tiếp tục phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung nghiên cứu giải pháp thành lập khu kinh tế thứ 2 tại khu vực phía Nam thành phố; góp phần để phát triển thành phố Hải Phòng thực sự trở thành động lực của cả vùng Đồng bằng sông Hồng.

Hiện trạng phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng - Ảnh Internet

Theo đó, đây sẽ là Khu kinh tế ven biển thứ 2 của thành phố Hải Phòng, sau Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải được thành lập năm 2008. Cùng với định hướng phát triển khu vực ven theo đường cao tốc ven biển, khu vực cảng Nam Đồ Sơn và sân bay Tiên Lãng, việc thành lập Khu kinh tế thứ 2 của thành phố sẽ là một giải pháp quan trọng nhằm tận dụng tối đa lợi thế từ các khu vực trên, đồng thời tranh thủ dư địa phát triển từ các khu công nghiệp, khu kinh tế hiện tại của thành phố nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các định hướng phát triển đã được Bộ Chính trị giao cho thành phố; góp phần phát triển thành phố theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp; thực sự trở thành động lực tăng trưởng đột phá cho cả vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Căn cứ các những quy định về việc thành lập khu kinh tế, Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã rà soát, đề xuất khu vực phát triển khu kinh tế mới tại thành phố Hải Phòng tại khu vực phía Nam cửa sông Văn Úc, khu vực cảng và logistics Nam Đồ Sơn, khu vực dịch vụ logistics, công nghiệp, sân bay Tiên Lãng nhằm kết nối với đường cao tốc ven biển, cảng Nam Đồ Sơn và sân bay Tiên Lãng dự kiến sẽ hình thành trong tương lai.

Một góc Khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. ( Ảnh minh họa: Nguyễn Hồng Phong)

Tổng diện tích dự kiến của Khu kinh tế mới là khoảng 20.000 ha, tại các quận, huyện: Kiến Thụy, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Đồ Sơn. Việc thành lập khu kinh tế mới như trên nhằm tận dụng những dư địa phát triển của các khu công nghiệp và Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải hiện tại; khai thác hiệu quả định hướng phát triển tuyến đường cao tốc ven biển, cảng Nam Đồ Sơn và khu vực sân bay Tiên Lãng sẽ được đầu tư xây dựng trong thời gian tới; kết nối hiệu quả với các khu kinh tế lân cận (Thái Bình, Quảng Yên, Vân Đồn) để tạo thành chuỗi khu kinh tế ven biển, trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả Vùng đồng bằng sông Hồng.

Phát biểu về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thuận – nguyên Bí thư Thành uỷ TP Hải Phòng cho biết: “Việc mở ra một kinh tế mới là hoàn toàn phù hợp. Mô hình khu kinh tế đã góp phần phát triển thành phố cũng như đất nước. Đây là việc làm tốt, bởi Hải Phòng đang phấn đấu trở thành thành phố phát triển ngang tầm khu vực châu Á với nhiều chỉ tiêu quan trọng. Những năm gần đây Hải Phòng đã có bước đột phá về phát triển, để có được ngày hôm nay Hải Phòng đã phải cố gắng rất nhiều. Ở thời điểm hiện tại việc mở ra khu kinh tế thứ 2 không chỉ dành riêng cho Hải Phòng mà chính là cho cả khu vực Đồng bằng sông Hồng”…

Nhóm PV
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại