Thứ hai 25/11/2024 16:50

Hải Phòng: Điểm sáng về thu hút đầu tư vào Khu kinh tế ven biển phía Nam

Chiều 18/12, Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đã chủ trì nghe báo cáo ý tưởng, phương án thiết kế quy hoạch tổng thể Khu kinh tế ven biển phía Nam.

Hải Phòng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong vùng Đồng bằng sông Hồng và của cả nước. Trên địa bàn TP. Hải Phòng hiện có Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải với tỷ lệ lấp đầy khoảng 80%. Đây là một trong những khu kinh tế ven biển thành công nhất cả nước, là một điểm đến quan trọng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đến nay, Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải đã thu hút gần 32 tỷ USD vốn đầu tư trong và ngoài nước; trở thành cứ điểm của nhiều nhà đầu tư lớn, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu - một điểm sáng quan trọng trong thu hút đầu tư của TP. Hải Phòng như: Các dự án của Tập đoàn LG (hơn 8,2 tỷ USD), dự án Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast (khoảng 7,6 tỷ USD), các Dự án Brigdestone (1,2 tỷ USD), Regina Miracle International (1 tỷ USD), Pegatron (gần 900 triệu USD)...

Từ những lợi thế đó, với định hướng phát triển tuyến cao tốc ven biển, cảng Nam Đồ Sơn, việc di chuyển các cảng dọc sông Cấm ra khu vực sông Văn Úc và hình thành sân bay Tiên Lãng trong tương lại, TP. Hải Phòng đang xây dựng phương án thành lập Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng.

Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải là hình mẫu của Khu công nghiệp sinh thái tại Hải Phòng (Ảnh: H.H)

Theo ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Việc thành lập khu kinh tế mới là nhằm tranh thủ dư địa phát triển của Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, đặc biệt trong bối cảnh làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các nước vào Việt Nam. Với vị trí quan trọng trong vùng động lực Đồng bằng sông Hồng, nằm tại 3 hành lang kinh tế quan trọng, Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng có vai trò đặc biệt quan trọng trong kết nối với các khu kinh tế lân cận, tạo thành chuỗi khu kinh tế ven biển, làm động lực phát triển của cả vùng.

Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng được định hướng phát triển trở thành một khu kinh tế sinh thái, tuần hoàn, năng động và bền vững. Trung tâm kết nối đa phương thức; mạng lưới công nghiệp thông minh; hệ thống đô thị - dịch vụ hiện đại, năng động trong khi vẫn tôn trọng bản sắc văn hóa và kết nối với các khu vực hiện hữu.

Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng chủ trì và phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã biểu dương nỗ lực, cố gắng của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C và đơn vị tư vấn khẩn trương hoàn thành phương án thiết kế tổng thể, với ý tưởng độc đáo, phù hợp xu thế phát triển xanh, bền vững của đất nước và thành phố.

Bí thư Thành ủy cơ bản đồng tình với định hướng, ý tưởng, nhất là đề cao giá trị sống của người dân. Bí thư Thành ủy yêu cầu, thiết kế tổng thể phải tuân thủ nghiêm các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ thông qua, đồng thời các đơn vị tham khảo kỹ lưỡng mô hình các khu kinh tế đã thành công trên thế giới, lưu ý bảo đảm cân đối, hài hòa giữa lợi ích kinh tế và yêu cầu xanh, bền vững; khả năng đầu tư của thành phố và thu hút đầu tư; xác định rõ quy mô và phân kỳ đầu tư phù hợp trong từng giai đoạn.

Đại diện đơn vị tư vấn Omgeving (Bỉ) trình bày ý tưởng thiết kế quy hoạch khu kinh tế

Theo đại diện đơn vị tư vấn Omgeving (Bỉ), ý tưởng thiết kế quy hoạch khu kinh tế này sẽ tập trung vào 3 mũi nhọn chính để phát triển kinh tế bền vững. Đó là logistics, cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp cơ bản khác. Ba điều này sẽ thúc đẩy phát triển và cạnh tranh với các khu kinh tế khác trong khu vực.

Cũng theo đại diện đơn vị tư vấn Omgeving, ý tưởng chủ đạo trong thiết kế quy hoạch tổng thể Khu kinh tế ven biển phía Nam gồm 4 yếu tố: Vòng tuần hoàn xanh; kết nối đa phương thức; mạng lưới công nghiệp thông minh; điểm đến cho cuộc sống năng động. Theo đó, khu kinh tế sẽ có các dự án động lực như: Sân bay quốc tế Tiên Lãng, Cảng Nam Đồ Sơn, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị mới, khu dân cư bản địa, khu vực đất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển xanh và bền vững.

Đặc biệt, đề xuất quy hoạch tổng thể hoàn toàn tuân thủ theo quy hoạch chung của TP. Hải Phòng đến năm 2040. Đại diện đơn vị tư vấn cũng đã đề xuất một chiến lược phân kỳ đầu tư thông minh cho các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Trong đó, việc phát triển bắt đầu bằng việc hoàn thành các đường cao tốc ven biển và sau đó là hệ thống cảng biển để làm động lực phát triển cho khu vực.

Từ những định hướng về sử dụng đất tổng thể như vậy, ý tưởng về thiết kế một cửa ngõ với vòng tuần hoàn xanh sẽ trở thành một điểm đến công nghiệp sinh hoạt và làm việc bền vững cho người dân, cho cả những nhà đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực như logistics, phát triển công nghiệp công nghệ cao. Đồng thời là một khu vực đang sinh sống cho người lao động. Cùng với sự kết hợp giữa hai yếu tố vừa phát triển kinh tế vừa bảo tồn văn hóa và thì đây sẽ là một ý tưởng tốt cho khu kinh tế.

Bí thư Thành ủy yêu cầu UBND thành phố, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tiếp thu các ý kiến tại hội nghị để hoàn thiện thiết kế quy hoạch tổng thể khu kinh tế, kèm với hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng. Giao UBND thành phố và các đơn vị liên quan thành lập Ban chỉ đạo, tổ công tác giúp việc, phấn đấu hoàn thành thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam trong năm 2024.

Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng có tổng diện tích 20.000 ha, nằm trên địa bàn bao gồm một phần quận Đồ Sơn và một phần các huyện: An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo; định hướng phát triển nhằm xây dựng khu vực dự kiến từ một vùng đất chủ yếu là nông thôn, trở thành một khu kinh tế sinh thái, tuần hoàn, năng động và bền vững; trung tâm kết nối đa phương thức; mạng lưới công nghiệp thông minh; hệ thống đô thị - dịch vụ hiện đại, năng động trong khi vẫn tôn trọng bản sắc văn hóa và kết nối với các khu vực hiện hữu.
Diệu Linh
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?