Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Khó phân định chất lượng, trách nhiệm nếu doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ký với nhiều đầu mối |
Hội nghị có sự tham dự của đại diện Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Tổng cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Hội nghị Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu |
Trong thời gian qua, giá xăng dầu thế giới biến động rất nhiều gây nên sự biến động tại hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ sản xuất cho doanh nghiệp, hỗ trợ người tiêu dùng, chính phủ đã có nhiều động thái chỉ đạo quyết liệt như giảm thuế, trích quỹ bình ổn nhằm duy trì giá xăng dầu hợp lý trên thị trường.
Bước đầu các biện pháp đã phát huy tác dụng, cùng với sự hạ nhiệt của thị trường thế giới, giá xăng dầu trong nước cũng giảm nhiều. Người dân, từ chỗ tiết kiệm bằng các biện pháp sử dụng phương tiện công cộng, đi chung xe, nay đã có thể chủ động hơn trong việc đi lại.
Việc Bộ Công Thương kiểm tra rút giấy phép nhập khẩu của 12 doanh nghiệp đầu mối và xử phạt 11 doanh nghiệp khác cũng có tính răn đe và giúp cho thị trường xăng dầu ngày càng tốt hơn.
Hiện nay, cả nước có hơn 17 ngàn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó Petrolimex có hơn 5.500 cửa hàng chiếm khoảng 50% thị phần.
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, thời gian qua là một giai đoạn tương đối khó khăn với doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu nói riêng và ngành kinh doanh xăng dầu nói chung của Việt Nam. Từ đó, các doanh nghiệp hội viên bán lẻ xăng dầu kiến nghị lên Hiệp hội, đề nghị hiệp hội hỗ trợ nói lên tiếng nói của doanh nghiệp để cùng các cơ quan quản lý nhà nước có giải pháp phù hợp.
"Thông qua các ý kiến thảo luận, chúng tôi sẽ tiếp thu, ghi chép, chắt lọc trên cơ sở đối chiếu các quy định nhà nước về kinh doanh xăng dầu. Từ đó, chúng tôi sẽ có ý kiến chính thức gửi các cơ quan chức năng về các nội dung doanh nghiệp kiến nghị hôm nay" - ông Tô Hoài Nam nêu.