Thứ sáu 22/11/2024 10:59

Hà Nội yêu cầu kiểm tra quá trình khảo sát 3 mỏ cát giá khủng hàng nghìn tỷ đồng

Theo đó, Hà Nội yêu cầu kiểm tra quá trình khảo sát, đấu giá 3 mỏ cát Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu. Đây là 3 mỏ cát được đấu giá đến gần 1.700 tỷ.

UBND TP. Hà Nội vừa có công văn về việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 3 mỏ cát: mỏ Châu Sơn, mỏ Liên Mạc (Thượng Cát) và Tây Đằng - Minh Châu.

Cụ thể, thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trong đó giao: Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo rà soát ngay toàn bộ quá trình khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu, bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật, tuyệt đối không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý để trục lợi, thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm.

Kịp thời phát hiện sớm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/11/2023.

UBND thành phố giao Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì cùng các Sở, ngành: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng, Công Thương, Công an thành phố và các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát ngay toàn bộ quá trình khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu, theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo chặt chẽ, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1087/CĐ-TTg ngày 11/11/2023 nêu trên; báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện trước ngày 17/11/2023.

Tổng số tiền giá khởi điểm chưa đến 24 tỉ đồng nhưng nhà đầu tư đấu giá 3 mỏ cát này khoảng 1.684 tỉ đồng

UBND thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, rà soát toàn bộ Giấy phép khai thác cát đã cấp trên địa bàn thành phố đã hết thời hạn khai thác, báo cáo hiện trạng, cơ sở pháp lý, việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; nghĩa vụ tài chính về đất đai, môi trường, khoáng sản; đóng cửa mỏ theo quy định;

Trên cơ sở đó báo cáo đề xuất UBND thành phố đưa vào Kế hoạch khai thác khoáng sản của thành phố đối với các mỏ còn trữ lượng khai thác nhưng hết thời hạn theo quy định; không gia hạn giấy phép khai thác cát, không cấp giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật theo Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 5/9/2022 của UBND thành phố.

Đối với các mỏ cát chưa hết thời hạn khai thác, UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật có liên quan của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác khoáng sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tổng hợp báo cáo và đề xuất UBND thành phố chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố.

Giao Công an thành phố và UBND các quận, huyện tăng cường tuần tra, kiểm soát ngăn chặn, phát hiện, điều tra xử lý nghiêm hành vi khai thác cát, khoáng sản trái phép, báo cáo thường xuyên theo qui định.

Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức đấu giá thành công quyền khai thác 3 mỏ cát: Châu Sơn (xã Châu Sơn, huyện Ba Vì), Tây Đằng - Minh Châu (thị trấn Tây Đằng, xã Minh Châu, huyện Ba Vì) và Liên Mạc (phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm). Hơn 70 tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá 3 mỏ cát này, thời gian đấu giá kéo dài từ 9h ngày 5 đến gần 6h sáng 6/11.

Kết quả đấu giá, mỏ Châu Sơn với trữ lượng hơn 700.000m3, giá khởi điểm hơn 2,8 tỉ đồng, qua 89 vòng đấu giá, Ban tổ chức xác định được nhà đầu tư giành quyền khai thác mỏ cát với giá hơn 396 tỉ đồng, gấp khoảng 140 lần mức giá khởi điểm. Doanh nghiệp trúng đấu giá là Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Việt Sơn.

Mỏ Tây Đằng - Minh Châu trữ lượng 4.899.000 m3, giá khởi điểm hơn 19 tỉ đồng. Qua 21 vòng đấu giá, ban tổ chức đấu giá xác định Công ty TNHH Thương mại Phúc Lộc Thịnh trúng đấu giá với giá gần 884 tỉ đồng, gấp khoảng 46 lần giá khởi điểm.

Mỏ Liên Mạc trữ lượng hơn 500.000 m3, giá khởi điểm hơn 2 tỉ đồng. Qua 53 vòng đấu giá, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ KSP giành quyền trúng thầu với giá hơn 408 tỉ đồng, gấp khoảng 204 lần giá khởi điểm.

Tổng số tiền giá khởi điểm chưa đến 24 tỉ đồng nhưng nhà đầu tư đấu giá 3 mỏ cát này khoảng 1.684 tỉ đồng, tiền đặt cọc khoảng 3,5 tỉ đồng. Như vậy, nếu tính trung bình, mỏ Châu Sơn có giá hơn 500.000 đồng/m3; mỏ Liên Mạc có giá hơn 800.000 đồng/m3...

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân