Thứ bảy 19/04/2025 11:26

Hà Nội: Tăng cường chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nữ làm chủ

Những hợp tác xã ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh của phụ nữ khu vực nông thôn Thủ đô đã mang lại hiệu quả, lan tỏa trong đời sống.

Thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp Thành phố Hà Nội đã trang bị kiến thức về quản trị kinh doanh, chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu và thương mại điện tử cho hơn 10.000 nữ chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; hơn 11.000 phụ nữ khởi nghiệp được kết nối, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số và thương mại điện tử...

Việc chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có thêm thu nhập

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hà Nội Lê Kim Anh cho biết: Để thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố đã chủ động kết nối các chuyên gia công nghệ hỗ trợ 1.200 doanh nhân nữ, phụ nữ mới lập nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ, kỹ năng sử dụng hiệu quả các kênh mạng xã hội, tạo banner quảng cáo, tạo mã QR, xây dựng kênh bán hàng trực tuyến...

“Từ nay đến cuối năm 2024, cùng với việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ đào tạo nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, kinh doanh, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử… cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh do phụ nữ làm chủ, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố sẽ tiếp tục đa dạng hóa các hình thức truyền thông trực tiếp, trực tuyến đến những nhóm đối tượng phụ nữ có nhu cầu khởi nghiệp.

Đặc biệt, các cấp hội sẽ quan tâm tới phụ nữ vùng xa trung tâm, phụ nữ khối chợ; hướng dẫn phụ nữ lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng các dự án, sản phẩm sáng tạo để tìm kiếm cơ hội hiện thực hóa ý tưởng khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp.

Các hoạt động này sẽ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các tầng lớp phụ nữ, góp phần vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô”, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hà Nội Lê Kim Anh nhấn mạnh.

Những mô hình kinh tế hợp tác xã ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh của phụ nữ khu vực nông thôn Thủ đô dù còn mới nhưng đã thuyết phục và lan tỏa trong đời sống. Từ đó, thu nhập của người sản xuất được nâng cao, kinh tế nông thôn ngày càng phát triển. Nỗ lực thực hiện chuyển đổi số trong phát triển kinh tế của phụ nữ khu vực nông thôn đã và đang góp phần xây dựng quê hương phát triển bền vững, hiện đại, văn minh.

Bài viết được hỗ trợ thực hiện bởi Kế hoạch “Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025” do UBND thành phố Hà Nội ban hành tại Quyết định số 3457/QĐ-UBND ngày 23/9/2022.

Doanh nghiệp có thể tham gia tự đánh giá trực tuyến mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tại địa chỉ: https://hotrodoanhnghiep.cds.hanoi.gov.vn/KhaoSatCDS/KhaoSatMucDoCDS

Ngọc Trang
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh và Bắc Giang: Thống nhất bộ máy khi hợp nhất theo hướng nào?

Thanh Hóa sẽ có 18 phường và 148 xã sau sáp nhập

TP. Hải Phòng còn bao nhiêu xã và đặc khu sau hợp nhất với Hải Dương?

Tỉnh Quảng Nam dự kiến sẽ có 88 xã, phường sau sáp nhập

Nam Định lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh

Đồng Nai tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Nhiều hoạt động ý nghĩa dịp 50 năm Ngày Giải phóng Bình Thuận

TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết tên 102 xã, phường mới, có Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn

Thượng úy Nguyễn Đăng Khải được thăng cấp hàm lên Thiếu tá

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Hải Phòng sẽ đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Lai Châu dự kiến còn 38 đơn vị hành chính cấp xã

Quảng Nam phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Đắk Nông đẩy mạnh xuất khẩu nông sản: Mở rộng thị trường, nâng cao giá trị

Hòa Bình thống nhất giảm 105 đơn vị hành chính cấp xã

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Hướng đi nào để chợ truyền thống ở Hà Tĩnh không bị 'tụt hậu'

Sau sắp xếp, tỉnh Phú Thọ dự kiến còn 66 xã