Thứ hai 23/12/2024 16:16

Hà Nội sắp tổ chức Lễ hội Du lịch năm 2023

Dự kiến, Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023 sẽ diễn ra từ ngày 24-26/3 với chủ đề “Kết nối di sản phát triển du lịch" nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa.

Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023 đồng thời là sự xúc tiến, quảng bá du lịch giữa các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế, từ đó thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Hà Nội - điểm đến du lịch hấp dẫn và an toàn.

Đặc biệt, lễ hội năm nay hướng tới loại hình du lịch có trách nhiệm, hưởng ứng chương trình Năm Du lịch Quốc gia 2023 với mục tiêu du lịch Việt Nam hướng đến sản phẩm xanh, năng lượng sạch, tạo ra môi trường thân thiện, an toàn cho sức khỏe, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa và giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hướng đến một nền tăng trưởng xanh, phát triển du lịch gắn với các ngành kinh tế khác.

Theo đó, lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, khuyến khích người dân Thủ đô nói riêng khám phá các điểm đến hấp dẫn của Hà Nội như: Phố cổ Hà Nội, làng cổ Đường Lâm, Vườn Quốc gia Ba Vì, làng gốm Bát Tràng. Bên cạnh đó, lễ hội còn thu hút nhân dân các địa phương đến với Thủ đô Hà Nội. Ngoài ra, lễ hội sẽ giới thiệu những giá trị độc đáo, đặc sắc của làng nghề, ẩm thực Hà Nội; các di sản văn hóa kết nối Hà Nội và các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình.

Dự kiến, lễ hội sẽ gồm các không gian chung, gian hàng các tỉnh thành, gian hàng du lịch, không gian ẩm thực, làng nghề. Khu không gian chung gồm thiết kế các tiểu cảnh 2D, 3D giới thiệu điểm đến du lịch Hà Nội, hình ảnh di sản các địa phương, các điểm check-in cho du khách tại khu vực phía trước tượng đài Cảm Tử (Đền Bà Kiệu) và các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thạch, Nhà Bát Giác. Khu gian hàng các tỉnh, thành giới thiệu du lịch và đặc sản địa phương sẽ được trưng bày tại phố Đinh Tiên Hoàng.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức sẽ bố trí các gian hàng và quầy du lịch giới thiệu sản phẩm tour, combo du lịch, khách sạn, vé máy bay tại các phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thạch. Khu không gian làng nghề, ẩm thực Hà Nội giới thiệu một số sản phẩm làng nghề tiêu biểu, giới thiệu món ăn, đặc sản của Thủ đô…

Năm 2022, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 18,7 triệu lượt, tăng gấp 1,87 lần so với kế hoạch và 4,7 lần so với năm 2021, bằng 64,7% lượng khách năm 2019. Trong đó, khách du lịch nội địa ước đạt 17,2 triệu lượt khách, tăng gấp 2,15 lần so với kế hoạch, bằng 78,5% lượng khách du lịch nội địa năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 60 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1,68 lần so với kế hoạch và 5,3 lần so với năm 2021 và bằng 57,8% tổng thu từ khách du lịch năm 2019.

Đầu năm 2023, du lịch Hà Nội đón nhận tín hiệu tích cực khi số lượng khách đến Thủ đô dịp Tết Dương đạt 208.000 lượt, trong đó có 38.000 lượt khách quốc tế.

Năm 2023, ngành du lịch Thủ đô đặt chỉ tiêu, phấn đấu đón được 22 triệu lượt khách du lịch, tăng 17,6% so với năm 2022. Trong đó, Hà Nội phấn đấu đón 3 triệu lượt khách quốc tế (có 2,1 triệu khách quốc tế có lưu trú), tăng 100% so với năm 2022 và 19 triệu lượt khách nội địa, tăng 10,5%. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 77 nghìn tỷ đồng, tăng 28,2%…

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội - bà Đặng Hương Giang cho biết, năm 2023 sẽ tạo bước tăng trưởng phát triển toàn diện du lịch Thủ đô đạt cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, số lượng và chất lượng khách du lịch đảm bảo tính bền vững; phấn đấu năm nay, du lịch Hà Nội thực sự phục hồi, phát triển, giữ vững vai trò là trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Để đạt mục tiêu đề ra, lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội nhấn mạnh, ngành du lịch Thủ đô sẽ đẩy mạnh triển khai các loại hình du lịch mới như du lịch thể thao mạo hiểm, trải nghiệm, du lịch sông Hồng, bay trực thăng, bay khinh khí cầu, du lịch ứng dụng thực tế ảo. Đặc biệt, thành phố cũng thúc đẩy phát triển du lịch MICE tại các địa điểm có lợi thế về du lịch nghỉ dưỡng, du lịch golf gắn với việc tổ chức, đăng cai các sự kiện văn hóa, thể thao, chính trị, xã hội, các chương trình lễ hội lớn của quốc gia và quốc tế...

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo