Thứ bảy 28/12/2024 16:11

Hà Nội: Nhiều khu đô thị, cụm công nghiệp chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải

Đoàn giám sát thành phố Hà Nội đã kiểm tra, giám sát hoạt động thoát nước và hệ thống xử lý nước thải trên địa bàn thành phố.

Chiều 12/10, Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã làm việc với UBND thành phố, thực hiện giám sát chuyên đề về việc thực hiện các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường trong quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố.

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà NộiPhạm Quý Tiên - Trưởng đoàn giám sát chủ trì cuộc giám sát chuyên đề.

Quang cảnh buổi giám sát

Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, cùng đại diện một số sở, ngành liên quan.

Tiếp thu những ý kiến đóng góp, đề nghị của Đoàn giám sát, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết: Báo cáo giám sát đã nêu những vấn đề tồn tại gồm 8 nội dung trong công tác thoát nước, 3 nội dung công tác xử lý nước thải. Sở Xây dựng xin tiếp thu và sẽ có giải trình bổ sung làm rõ những vấn đề thuộc trách nhiệm.

Phát biểu tại cuộc giám sát, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, việc thực hiện các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường trong quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải là nội dung quan trọng với thành phố trong việc phát biển bền vững, chăm lo đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. UBND thành phố thường xuyên chỉ đạo thực hiện hai vấn đề này. Thành ủy Hà Nội cũng có Chương trình công tác số 03 và 05 rất cụ thể về các nhiệm vụ trong lĩnh vực này.

Về thoát nước, hiện nay thành phố thực hiện cơ bản việc đặt trạm bơm khi quy hoạch, chủ yếu thoát ở trạm bơm Yên Sở; tới đây đầu tư trạm thoát nước mới ở Yên Nghĩa, Thanh Trì. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông đề nghị các đơn vị trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển đô thị cần đánh giá các điểm mưa có lưu lượng lớn sẽ gây ngập úng cục bộ.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông làm rõ một số nội dung Đoàn giám sát kiến nghị

"Trước đây việc ngập úng cục bộ ít xảy ra nhưng vừa qua thực hiện đô thị hoá, bê tông hoá nên vỉa hè được lát gạch đá kín khiến lượng nước mưa xuống chưa kịp ngấm, không có diện tích thoát nên nước chảy xuống gây ngập úng. Vì thế phải tính được lưu lượng nước mưa để vừa đảm bảo phát triển đô thị vừa thoát nước, đảm bảo độ ngấm" - Phó Chủ tịch UBND thành phố phân tích.

Về xử lý nước thải, theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông, thành phố đã quy có quy định các dự án cụm công nghiệp, khu đô thị đều phải đầu tư trạm xử lý nước thải và phải vận hành bằng tiền của đơn vị. Tuy nhiên, thực tế có nhiều khu đô thị chưa đầu tư mà xả thẳng ra môi trường, về cuối nguồn, sau đó thành phố phải bỏ tiền ngân sách ra để xử lý nước thải. Hoặc cũng có các khu đô thị đã đầu tư hệ thống xử nước thải nhưng lại chưa xử lý đúng. Theo Luật Bảo vệ môi trường, đơn vị xả thải phải đầu tư vận hành và xử lý. Vì vậy, đề nghị các cơ quan của thành phố phải đi hậu kiểm xem hệ thống có vận hành và vận hành có đảm bảo hay không.

Kết luận cuộc giám sát, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Phạm Quí Tiên đánh giá: Vấn đề quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải được thành phố Hà Nội rất quan tâm. Điều này thể hiện qua nội dung Chương trình công tác số 03 và 05 của Thành ủy và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, đều chỉ rõ các nhiệm vụ, giải pháp cho vấn đề này.

Ghi nhận những kết quả thành phố Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua về công tác quy hoạch, qua giám sát thực tế, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố cũng chỉ ra một số tồn tại trong thoát nước như: Việc đầu tư các nhà máy xử lý nước thải tại các khu đô thị; xử lý nước thải tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp chậm, tỉ lệ thấp; hoạt động quan trắc chưa được đầu tư. Vấn đề xử lý nước thải làng nghề cũng cần khắc phục, ở các khu làngg nghề cũ chưa có sự đồng bộ...

Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Quí Tiên kết luận cuộc giám sát

Theo Trưởng Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố, trong hơn 100 cụm công nghiệp thì chỉ có tỉ lệ nhỏ có nhà máy xử lý nước thải hoạt động, còn đa số chưa xây dựng hoặc xây dựng nhưng hoạt động kém. Việc xả thải ra môi trường cũng rất độc hại nhưng chưa xử lý. Một số nhà máy xử lý nước thải rồi nhưng lại đổ ra khu chưa xử lý dẫn đến khi tới cuối nguồn lại mất công xử lý lại. Vì thế cần đầu tư hệ thống thu gom nước thải riêng, ưu tiên khu nào đã qua xử lý thì xả ra môi trường.

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Phạm Quí Tiên đề nghị Ban Đô thị Hội đồng nhân dân thành phố phối hợp Sở TN&MT thống nhất các kiến nghị trình Hội đồng nhân dân thành phố. Trong đó lưu ý các kiến nghị phải cụ thể, hiệu quả và công khai để người dân nắm bắt được.

Theo Kinh tế & Đô thị
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán