Thứ năm 26/12/2024 22:02

Hà Nội: Nghệ nhân Đỗ Văn Thước - Người nối dài những thanh điệu truyền thống

Hơn 60 năm kinh nghiệm làm nhạc cụ dân tộc, ông Đỗ Văn Thước (phố Hào Nam, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) đã chế tác thành công hàng ngàn cây đàn với những thanh âm trong trẻo truyền đời.

Không ngừng học hỏi, sáng tạo

Ông Đỗ Văn Thước sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nghề truyền thống sản xuất nhạc cụ dân tộc. Hồi tưởng lại thời gian cũ, ông Thước kể: Khoảng năm 1954, khi mới 14 tuổi ông theo học nghề làm nhạc cụ dân tộc tại xưởng Kim Thanh (42 Hàng Gai, Hà Nội) - xưởng đàn có tiếng ở đất Hà thành. Đến những năm 1960, ông về công tác tại Xưởng sản xuất và sửa chữa nhạc cụ sau đổi tên thành Xưởng Nhạc cụ Việt Nam, một đơn vị xí nghiệp thuộc Bộ Văn hóa. Tại đây, ông đã học làm rất nhiều loại đàn “tây” như guitar, mandolin, violon và các loại đàn dân tộc như đàn bầu, đàn đáy, đàn nhị...

Sau khi đất nước thống nhất, xưởng cử một số công nhân trẻ tuổi có tay nghề cao sang tu nghiệp tại xưởng sản xuất nhạc cụ Bắc Kinh (Trung Quốc), trong đó có ông Đỗ Văn Thước. Tại đây, ông đã tiếp thu những kĩ thuật làm guitar, violon, viola và một số loại đàn truyền thống của nước bạn. Trở về nước, ông tiếp tục cống hiến sức lực và tài nghệ cho Xưởng Nhạc cụ Việt Nam. Thời gian rỗi, ông tranh thủ làm đàn ở nhà, chỉ là làm thêm, số lượng không nhiều. Khoảng đầu những năm 90, ông về mở xưởng làm đàn tại nhà, nay là xưởng đàn Thanh Cầm.

Nghệ nhân Đỗ Văn Thước lên dây đàn cho nhạc cụ truyền thống

Ông Đỗ Văn Thước được mọi người biết đến với những kỹ năng, kỹ thuật điêu luyện, tinh xảo tạo ra các sản phẩm, tác phẩm có tính kỹ thuật, mỹ thuật giá trị cao. Chính vì vậy, ông đã chế tác ra rất nhiều sản phẩm tiêu biểu và các nhạc cụ do ông chế tác được sử dụng cho các đoàn nghệ thuật như: Nhà hát chèo Hà Nội, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Đoàn Ca múa nhạc Công an nhân dân. Đặc biệt, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam lựa chọn phục vụ công tác giảng dạy như: đàn Bầu, đàn Tranh, đàn Nguyệt, đàn nhị đầu rồng - mặt da kỳ đà, đàn Tranh cải tiến 19 dây… và các loại đàn hiện đại như đàn Ghi-ta classic (dây nylon), đàn Ghi ta Acoustic (dây sắt), đàn Mangdolin kiểu mỹ (Mandolin F5)…

Bằng những kỹ nghệ và kinh nghiệm mà ông tích luỹ được trong quá trình làm nghề của mình, năm 2013, ông Đỗ Văn Thước vinh dự được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội cho những cống hiến của mình.

Truyền “lửa” nghề cho lớp kế cận

Nay, khi đã ở độ tuổi bát thập, với kinh nghiệm hơn 60 năm làm nhạc cụ truyền thống, ông Đỗ Văn Thước dành phần nhiều thời gian để mài dũa, tiếp “lửa” cho thế hệ kế cận. Ông Đỗ Văn Thước luôn khắc sâu những yêu cầu cơ bản của nghề nghiệp, ông chia sẻ: “Nghề làm nhạc cụ truyền thống lắm công phu”.

Khi làm đàn bầu để cho đàn vừa hay vừa có độ bền thì phải chọn một số vật liệu nhất định. Thành một công thức là mặt ngô thành trắc. Trắc là biểu tượng của gỗ quý, gỗ đẹp, đó là tiêu chuẩn tốt, đến bây giờ vẫn vậy. Mặt đàn bằng gỗ ngô đồng, còn thành đàn, khung xung quanh bằng gỗ trắc. Mặt đàn làm bằng gỗ ngô đồng, gỗ xốp vì như vậy truyền âm êm ả, ngọt tai hơn. Gỗ làm đàn phải được xử lý chất liệu từ ngâm, tẩm, sao, sấy đến công đoạn chắp, ghép, đánh bóng, trau chuốt, khảm trai rồi bước hoàn thiện. Tất cả các công đoạn đều phải làm theo phương pháp thủ công hết sức tỉ mỉ, kiên trì, đúng với kỹ thuật và yêu cầu của nhạc cụ… - Nghệ nhân say sưa chia sẻ.

Trong những năm tháng làm nhạc cụ truyền thống, ông Đỗ Văn Thước đã mang những tác phẩm của mình đi tham dự rất nhiều triển lãm trong và ngoài nước, giới thiệu đến bạn bè quốc tế biết đến nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Cùng với đó, với bề dày kinh nghiệm và kỹ thuật làm nghề điêu luyện, những nhạc cụ dân tộc do ông chế tác nhận được sự tín nhiệm của rất nhiều trường nghệ thuật, nghệ sỹ chơi nhạc chuyên nghiệp trên toàn quốc. Cũng vì lẽ đó, cái tên Xưởng nhạc cụ Thanh Cầm càng khẳng định được vị trí trong lòng mọi người và nghệ sỹ chơi nhạc.

Nghệ nhân Đỗ Văn Thước truyền lại những kinh nghiệm làm nhạc cụ truyền thống cho người con trai của mình

Ông Đỗ Văn Thước chia sẻ: Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, lớp trẻ không có sự kiên trì như lớp người xưa nữa. Trong những năm làm nghề, ông cũng đã truyền nghề cho rất nhiều người muốn học làm nghề. Ông nhận thấy rằng, hơn hết, mỗi người thợ làm đàn phải có sự đam mê, lòng yêu nghề, có “lửa” và phải có khả năng am hiểu về âm nhạc dân tộc, trình độ kỹ thuật, am hiểu thị hiếu thị trường… Ngọn “lửa” nghề đó của ông Đỗ Văn Thước đã truyền lại nguyên vẹn cho người con trai của mình là anh Đỗ Việt Dũng – thế hệ thứ 4 trong gia đình nối tiếp sự nghiệp làm đàn dân tộc.

Với tư cách là nghệ nhân ưu tú, “lão” thợ đàn lành nghề càng khẳng định hơn ý định nhất định sẽ còn truyền lại cho con cháu đời sau và những người thợ hết lòng vì nghiệp làm đàn dân tộc. Theo ông, thế hệ trẻ, con cháu cần tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp của nghề làm nhạc cụ truyền thống. Những âm thanh trong trẻo, tươi sáng với đủ mọi cung bậc của những cây đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tì bà… là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa Việt Nam. Những cây đàn truyền thống vẫn cứ lần lượt ra đời bởi đôi tay của những người thợ còn lại ở xưởng nhạc cụ Thanh Cầm vẫn tiếp tục nối dài những giá trị tinh hoa, gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.

Thu Trang

Tin cùng chuyên mục

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tiến Nông - 30 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam, sáng tạo dẫn đầu trong dinh dưỡng cây trồng

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Cần Thơ: Đẩy mạnh phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Yên Bái: Giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt trên 425,5 triệu USD

Bổ nhiệm Thượng tá Nguyễn Trung Hưng giữ chức Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình

Ninh Thuận: Kinh tế-xã hội khởi sắc, sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Lào Cai: Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Tết 2025

Thanh Hóa: Nông dân 'thay áo mới' cho đào phai Quảng Chính