Thứ tư 30/04/2025 04:38

Hà Nội: Chú trọng phát triển 3 lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chủ chốt

Trong năm 2020, thành phố Hà Nội đã đề ra kế hoạch khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo chuỗi giá trị toàn cầu dựa trên nhu cầu và lợi thế phát triển của Thủ đô Hà Nội, phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển công nghiệp của cả nước.

Tại kế hoạch này, Hà Nội tập trung vào 3 lĩnh vực chủ chốt là sản xuất linh kiện phụ tùng; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Hà Nội tập trung vào 3 lĩnh vực chủ chốt là sản xuất linh kiện phụ tùng; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày

Hà Nội cũng đặt mục tiêu đến hết năm 2020 có khoảng 900 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn; trong đó, có khoảng 400 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Đến hết năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ chiếm khoảng 18% giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Hà Nội. Chỉ số phát triển công nghiệp lĩnh vực công nghệ hỗ trợ hàng năm tăng trên 12%, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 9,78% - 10,79%/năm để đạt mục tiêu cả giai đoạn 2016 - 2020 tăng 8,6 - 9%.

Để thực hiện kế hoạch, Sở Công thương Hà Nội đã tổ chức Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội năm 2020 tại Trung tâm Xúc tiến Nông nghiệp Hà Nội. Do ảnh hưởng của Covid-19, gần 190 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, 20 nhà mua lớn với 230 gian hàng đã tham gia theo cả hai hình thức: offline tại hội trường và online - giao thương trực tuyến. Hội chợ đã giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nói chung nâng cao năng lực, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất linh kiện, phụ tùng, bao gồm ba ngành: linh kiện điện - điện tử, linh kiện lắp ráp ô-tô, xe máy, xe cơ giới và linh kiện cơ khí chế tạo; công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành dệt may, da giày và công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp công nghệ cao...

Ghi nhận sau thành công của Hội chợ, ông Đàm Tiến Thắng chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên Hội chợ công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội năm 2020 tổ chức, hi vọng với những thành công này, Hội chợ sẽ được tổ chức thường niên vào các năm sau. Với sự tham gia đông đảo của các DN trong chuỗi cung ứng, chế tạo, đặc biệt là các DN tham gia chế tạo cho phía đối tác Nhật Bản. Chúng tôi thống kê được số liệu tương đối chính xác, sau lần đầu tiên chúng ta tiến hành cả hai hình thức offline tại hội trường và online - giao thương trực tuyến. Chúng tôi đã chuẩn bị hệ thống hậu cần rất tốt để tạo mọi điều kiện cho DN tham gia cả online lẫn offline. Với hình thức online, đã ghi nhận gần 50 nghìn lượt tiếp xúc giữa các DN, các nhà cung cấp, nhà mua trong 2 ngày diễn ra hội chợ. Đây là tiền đề rất tốt để nâng cao tính kết nối cho các doanh nghiệp CNHT, giúp các doanh nghiệp tăng thêm sức mạnh tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh đó, thành phố cũng hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý để đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất; tổ chức tập huấn cho các cán bộ, lãnh đạo quản lý các doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ ở Hà Nội với các nội dung về quản trị doanh nghiệp; quản trị sản xuất; phổ biến nhận thức, cung cấp thông tin về các chính sách, thị trường và năng lực các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và nước ngoài.

Ngoài ra, thành phố cũng hỗ trợ doanh nghiệp CNHT nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu. Thuê chuyên gia trong nước hỗ trợ, tư vấn trực tiếp cho các doanh nghiệp trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, mua bản quyền, sáng chế, phần mềm..; hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ hoàn thiện, đầu tư đổi mới thiết bị, máy móc, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Để thực hiện tốt chương trình kế hoạch, thành phố Hà Nội đã tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hoạt động về phát triển công nghệ hỗ trợ trên địa bàn thành phố đảm bảo thiết thực, hiệu quả, không chồng chéo, đúng các quy định pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Thống nhất giảm 125 đơn vị hành chính cấp xã

TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

Đồng bào Tây Nguyên hướng về ngày hội thống nhất non sông

Hàm Rồng - Nam Ngạn: Biểu tượng bất khuất của vùng đất anh hùng

Hậu Giang đạt nhiều thành tựu ấn tượng sau 50 năm giải phóng

Các đại biểu tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ

Sôi động Hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2025

Thanh Hóa rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Bình Thuận còn 45 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Bà Trương Thị Hồng Hạnh làm Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng

TP. Cần Thơ: Khát vọng vươn mình sau 50 năm giải phóng

Điện lực Sa Pa sẵn sàng cấp điện liên tục, an toàn dịp 30/4-1/5

TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa tối 30/4

Ký ức không quên về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Quảng Nam: Kiên cường trong kháng chiến, vươn mình thời hội nhập

Ấm áp những ngọn nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hàng nghìn người dân háo hức đón xem tổng duyệt trình diễn drone

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Đà Nẵng: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ