Thứ hai 23/12/2024 22:35

Hà Nội: 200 tỷ đồng thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021 - 2025

Hà Nội phấn đấu có từ 150 - 180 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021 - 2025. Đây là một trong những mục tiêu được đề ra tại Quyết định 4303/QĐ-UBND do UBND TP. Hà Nội ban hành ngày 24/9 về Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, Hà Nội đưa ra mục tiêu sẽ thu hút sự tham gia của 100 - 120 doanh nghiệp, với khoảng 150 - 180 sản phẩm được UBND thành phố (TP) công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực TP giai đoạn 2021 - 2025. Đến năm 2025, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực đóng góp 40 - 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 20 - 25% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn TP.

Thẻ từ xuất Nhật của Công ty CP Thông minh MK lọt vào Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2019

Mỗi năm có từ 100 - 200 lượt doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được hỗ trợ và thụ hưởng các chính sách của TP như: Quảng bá giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước; ứng dụng công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất; nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế; tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh.… Phấn đấu đến năm 2025, hình thành một số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh quốc tế và tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, đa ngành, đa lĩnh vực là đầu tàu dẫn dắt và thúc đẩy hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cùng lĩnh vực của TP phát triển.

Các nội dung được thực hiện gồm: Xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực phát triển khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực.

Tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến là 200 tỷ đồng, trong đó, nguồn ngân sách TP dự kiến 91,05 tỷ đồng, còn lại là nguồn kinh phí của các doanh nghiệp đóng góp và nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.

Sở Công Thương Hà Nội (cơ quan thường trực) sẽ chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy trình.

Cụ thể, Sở Công Thương có trách nhiệm tham mưu, trình UBND TP phê duyệt nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực từng năm. Tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện từng năm và tổng kết, báo cáo cả giai đoạn; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng và đột xuất theo yêu cầu của UBND TP, Bộ Công Thương. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch đảm bảo thiết thực, hiệu quả, không chồng chéo, đúng các quy định pháp luật và TP; theo dõi, rà soát cơ chế, chính sách, tham mưu UBND TP sửa đổi bổ sung, ban hành đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế từng giai đoạn....

Việc triển khai thực hiện kế hoạch nhằm góp phần phát triển kinh tế Thủ đô phát triển nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội đảng bộ TP lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng thời, tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường và có giá trị gia tăng cao; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực tham gia và khai thác triệt để thành tựu của cuộc Các mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế, từng bước hình thành các sản phẩm có thương hiệu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ TP.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025