Thứ hai 23/12/2024 07:11

Hà Giang: Cải cách hành chính thông thoáng thu hút nhà đầu tư

Xác định nguồn vốn của các nhà đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương, tỉnh Hà Giang đã xác định bằng mọi cách xây dựng môi trường thông thoáng, thu hút nhà đầu tư đến với tỉnh nhà.

Tích cực cải thiện môi trường đầu tư

Hà Giang là một tỉnh nằm ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 320 km, nhưng lại sở hữu một đường biên giới dài hơn 277 nghìn km tiếp giáp với Trung Quốc, điều này được ví như một cảnh cửa rộng lớn, giúp các doanh nghiệp trong tỉnh Hà Giang vươn xa và thâm nhập vào một thị trường tiềm năng và đông dân nhất thế giới. Địa hình chủ yếu của Hà Giang là quần thể núi non hùng vĩ với độ cao trung bình khoảng từ 800m – 1.000m so với mực nước biển, khí hậu thuận lợi. Chính vì vậy, đã tạo cho Hà Giang những nét lợi thế riêng biệt không phải nơi nào cũng có, các sản phẩm tại địa phương cũng luôn được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang Đặng Quốc Khánh và đoàn công tác khảo sát tại Tuyến đường từ phường Minh Khai, TP Hà Giang đến xã Đồng Tâm, Bắc Quang

Với những tiềm năng đó, cùng với tinh thần đổi mới, sáng tạo và quyết liệt của các lãnh đạo tỉnh, huyện và thành phố, môi trường đầu tư của tỉnh đã không ngừng được cải thiện theo hướng thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư.

Tới nay, Hà Giang đã rà soát, cắt giảm trên 600 thủ tục hành chính. Đồng thời tỉnh đã triển khai hệ thống một cửa điện tử tới 100% sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố trên địa bàn tỉnh và liên thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ 3, 4. UBND tỉnh đã tổ chức các hội nghị đối thoại, gặp mặt doanh nghiệp để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp. Nhất là chú trọng cải cách hành chính trong công tác Hải quan, thực hiện tốt cam kết quốc tế về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Nâng cao chất lượng hoạt động của Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS giai đoạn II theo lộ trình của Tổng cục Hải quan đảm bảo đúng quy trình của sở ngành ban hành, ổn định, an ninh, an toàn 24/7.

Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang Đặng Quốc Khánh và đoàn công tác khảo sát địa điểm quy hoạch sân bay

Trong 10 tháng đầu năm 2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 27/8/2021 của UBND Tỉnh thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư của tỉnh theo hướng công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; Phấn đấu tổng vốn đăng ký đầu tư dự án khoảng 25.000 tỷ đồng cho cả giai đoạn, trong đó tập trung thu hút 10-15 dự án có quy mô vốn đầu tư từ 500 tỷ đồng/dự án trở lên.

Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang Đặng Quốc Khánh và đoàn công tác thăm quan Công ty CP Dược liệu Bông Sen Vàng

Bên cạnh đó, thành lập Tổ công tác thu hút, hỗ trợ các dự án đầu tư của Sở; tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục đầu tư, nghiên cứu, khảo sát cho 22 dự án đầu tư; thực hiện các bước, trình tự thủ tục đầu tư và tập trung đôn đốc, triển khai các dự án trọng điểm thu hút đầu tư của tỉnh. Đồng thời, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh ban hành quyết định chủ trương đầu tư/điều chỉnh chủ trương đầu tư theo đúng quy trình, quy định của nhà nước. Các hoạt động cấp mới, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện tốt. Công tác cấp mới, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện theo đúng tinh thần CCHC, cắt giảm 1/3 thời gian giải quyết. Trong 10 tháng đầu năm 2021, cấp mới 17 dự án, vốn đăng ký 3.358,438 tỷ đồng; Điều chỉnh 26 dự án đầu tư; chấm dứt hoạt động 12 dự án đầu tư.

Tỷ lệ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính đúng và sớm hạn tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đạt 97,34%

Ngoài ra, ban hành Kế hoạch và thành lập Tổ rà soát để rà soát toàn diện 324 dự án đầu tư ngoài ngân trên địa bàn toàn tỉnh từ trước đến nay về tình hình hoạt động của nhà đầu tư đối với các dự án đã được chấp thuận đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; công tác quản lý nhà nước của các ngành, đơn vị; những khó khăn vướng mắc, đề xuất các giải pháp khắc phục hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật. Trên cơ sơ kết quả rà soát và làm việc cụ thể với từng nhà đầu tư có dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động nhưng chưa đảm bảo các thủ tục pháp lý, các dự án chậm tiến độ, không thực hiện. Kết quả kiểm tra được phân loại, xác định nguyên nhân và có biện pháp, giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện thủ tục pháp lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với các dự án có sai phạm.

Buổi làm việc giữa Đoàn kiểm tra cải cách hành chính của tỉnh với Sở Khoa học và Công nghệ

Đặc biệt, ngày 22/6, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức Lễ ra mắt Ban Thu hút đầu tư tỉnh. Ban sẽ là đầu mối tiếp nhận thông tin, đề xuất, kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp, nhà đầu tư; báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết hoặc bố trí gặp mặt, trao đổi trực tiếp trong trường hợp cần thiết. Đồng thời tham mưu, giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết thủ tục hành chính, chính sách ưu đãi đầu tư; các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư và thực hiện các nhiệm vụ của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao trong hoạt động xúc tiến, quản lý đầu tư… Đồng chí Nguyễn Văn Sơn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Việc ra mắt Ban Thu hút đầu tư tỉnh chính là cụ thể hóa Kết luận Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 4, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về việc tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục cho doanh nghiệp để giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, đảm bảo theo quy định; nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, thực chất và hiệu quả đối với môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh.

Quả ngọt trong thu hút đầu tư

Cùng với việc tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thời gian qua, các hoạt động xúc tiến đầu tư, phát triển du lịch, thương mại quốc tế trên địa bàn tỉnh khá sôi nổi. Cấp ủy, chính quyền tỉnh đã đàm phán, ký kết và triển khai 85 thỏa thuận, biên bản hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Thông qua thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư, công khai danh mục thu hút đầu tư để lựa chọn các doanh nghiệp đủ năng lực vào đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhờ vậy các chỉ số thuộc thành phần cải cách thủ tục hành chính (TTHC) như: Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và Chỉ số CCHC (PAR INDEX), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) (năm 2020) của tỉnh đều thuộc top 30/63 tỉnh, thành phố cả nước. Trong đó, Chỉ số PAR INDEX năm 2020 xếp hạng 33/63, tăng 20 bậc so với năm 2019; tăng 25 bậc, so sánh năm 2020 với năm 2015. Chỉ số SIPAS năm 2020, xếp hạng 25/63, tăng 10 bậc so với năm 2019; tăng 9 bậc, so sánh năm 2020 với năm 2017.

Bằng sự nỗ lực lớn, trong giai đoạn 2011-2021, tỉnh đã tiếp nhận và triển khai 85 chương trình, dự án và khoản viện trợ phi dự án sử dụng vốn Phi chính phủ nước ngoài (NGO) từ các tổ chức (PLAN, Action Aid, Caritas, FFI, Helvetas/Thụy Sỹ, Loan Stifftung/Đức, Vision care/Hàn Quốc, Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh...) với tổng giá trị giải ngân vốn NGO là 499,284 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, số lượng đăng ký thành lập doanh nghiệp mới và nhà đầu tư quan tâm đến môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh có chiều hướng tăng dần theo từng năm, trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều dự án lớn được chấp thuận chủ trương đầu tư có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, có rất nhiều các nhà đầu tư có tên tuổi trong lĩnh vực đầu tư như: Tập đoàn TH, Vingroup… Cụ thể, Tập đoàn Vingroup - nhà đầu tư lớn đã đặt chân đến Hà Giang và được kỳ vọng tạo ra diện mạo mới cho đô thị miền núi với dự án xây dựng Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở thương mại Shop House….; Tập đoàn Banyan Tree, nhà đầu tư hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong lĩnh vực phát triển, quản lý khách sạn, khu nghỉ dưỡng, Spa cao cấp bậc nhất cũng đã đầu tư vào Hà Giang; Ngoài ra, còn có các tập đoàn lớn như: Tập đoàn TH, Tập đoàn Hào Hưng cũng đã và đang triển khai xây dựng các dự án trọng điểm tại Hà Giang.

Các nhà đầu tư đều nhận định, Hà Giang đang dần chuyển mình và đã có những bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính với môi trường đầu tư thông thoáng, tinh thần, thái độ làm việc thể hiện rõ trách nhiệm, tâm huyết. Những tín hiệu tích cực này đã khiến các nhà đầu tư yên tâm và đầu tư vào vùng đất giàu tiềm năng này.

Để kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp, tỉnh Hà Giang đã và đang tiếp tục có những sửa đổi để các dự án được triển khai thực hiện một cách đồng bộ. Đồng thời, lãnh đạo UBND tỉnh cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt các công tác tuyên truyền chủ trương và lợi ích của dự án, lên phương án triển khai tối ưu để đẩy nhanh quá trình đền bù và giải phóng mặt bằng đảm bảo được tiến độ và theo đúng với kế hoạch triển khai của các doanh nghiệp. Tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt với các nhà đầu tư để trao đổi, nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc và hiểu thêm được những nguyện vọng của các nhà đầu tư. Từ đó, có những giải pháp kịp thời để tháo gỡ được các khó khăn cho nhà đầu tư, tạo động lực thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư đến với tỉnh.

Bài viết cùng chủ đề: Cải cách hành chính

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững