Thứ tư 27/11/2024 13:36

Góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng - Phần III

Tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Báo Công Thương tiếp tục đăng ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện đại hội.

PHẦN THỨ BA

TỔNG HỢP Ý KIẾN THAM GIA ĐỐI VỚI TÓM TẮT DỰ THẢO

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG,

NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021 - 2025

I. NHẬN XÉT CHUNG

Dự thảo Báo cáo đã phản ánh đầy đủ, đúng thực tiễn với những kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020; chỉ rõ những hạn chế, yếu kém về nhận thức, việc thiếu đồng bộ, chưa phù hợp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, sự lúng túng trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát… và những nguyên nhân khách quan, chủ quan. Trên cơ sở đó, Báo cáo đã nhận định về bối cảnh thế giới và trong nước, đồng thời, xác định cụ thể phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

II. NHỮNG ĐIỂM CẦN TIẾP TỤC BỔ SUNG, HOÀN THIỆN

1. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020

Tình hình kinh tế vĩ mô (trang 90): Đề nghị xem xét bổ sung kết quả phát triển của nền kinh tế qua các chỉ tiêu như: cơ cấu kinh tế, đặc biệt là xu hướng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP; kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người; tổng mức bán lẻ hàng hóa trong nước; độ mở của nền kinh tế…

2. Về các hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Đề nghị bổ sung hạn chế về quy mô và năng lực cạnh tranh của lực lượng doanh nghiệp của nước ta (trang 98).

3. Về mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu

- Về mục tiêu tổng quát: đề nghị xem xét phương án 2 có điều chỉnh phù hợp, theo đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 “cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập trung bình cao”. Ngoài ra, đề nghị nghiên cứu, phân tích, bổ sung các kịch bản dự kiến trước tác động của diễn biến của dịch bệnh Covid-19 để lựa chọn các mục tiêu và chỉ tiêu tăng trưởng có tính khả thi, phù hợp với tình hình và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

- Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế (Mục 2, trang 103): Đề nghị bổ sung một số chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế và chỉ tiêu về công nghiệp, thương mại…

4. Về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu (trang 104):

- Đối với giải pháp thứ 2 về đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, mặc dù đã đề cập đến giải pháp cụ thể đối với công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ nhưng đối với ngành dịch vụ chỉ đề cập đến các dịch vụ như giáo dục và đào tạo, du lịch, tài chính… mà chưa đề cập đến ngành dịch vụ thương mại, trong khi đây là ngành đóng vai trò quan trọng, kết nối sản xuất với tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Vì vậy, đề nghị bổ sung giải pháp về thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.

- Mục 7. Phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với xã hội: đối với nội dung về người cao tuổi, (trang 117), bổ sung thành: “Bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi, phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 20% số xã, phường đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi; khuyến khích, tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia có hiệu quả các hoạt động kinh tế - xã hội”.

- Mục 8. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên vào bảo vệ môi trường (trang 118 - 191): đề nghị bổ sung, hoàn chỉnh tiêu đề và bổ sung nội dung về những nỗ lực phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam.

- Mục 10. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển (trang 120 - 121): liên quan đến thực thi công tác cán bộ, đề nghị phải thực sự “khách quan, dân chủ” mới có thể bố trí đúng người có năng lực, trình độ và đảm bảo khách quan, không bè phái, thể hiện tinh thần "ý Đảng lòng dân". Thông qua việc thể hiện dân chủ để nâng cao chất lượng công tác cán bộ và kiểm soát tốt quyền lực.

(Còn nữa)

Tin cùng chuyên mục

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Không công khai do sợ sai

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả