Chủ nhật 17/11/2024 06:23

Gốm Chu Đậu: Phát triển thương hiệu gắn với du lịch

Sau hơn 15 năm hồi sinh và phát triển, gốm Chu Đậu hiện không chỉ định vị thương hiệu bằng chất liệu truyền thống mà còn nghiên cứu, ứng dụng những họa tiết, màu sắc hiện đại. Mỗi sản phẩm đều mang một câu chuyện riêng nhằm tạo sự khác biệt và hút khách du lịch.

Màu men trắng ngà, xanh lam kết hợp với họa tiết rạn đồng xu và hoa văn cổ vốn là “đặc sản” của gốm Chu Đậu và là điểm khác biệt của dòng gốm này trên thị trường. Gốm Chu Đậu khá kén người dùng do mang hơi hướng cổ nhưng sản phẩm có chiều sâu và không gây cảm giác chán khi sử dụng lâu. Hiện các sản phẩm của gốm Chu Đậu đang được tiêu thụ rất tốt trong nước. Tùy từng thị trường, Công ty CP gốm Chu Đậu cũng điều chỉnh mẫu mã nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm. Đặc biệt, công ty mới nghiên cứu và đưa vào ứng dụng men màu vàng đồng, xám kết hợp với kỹ thuật nung tạo ra màu sắc rất đẹp, lạ, có nhiều khả năng biến tấu trên sản phẩm.

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, Công ty CP Gốm Chu Đậu đang ứng dụng màu men xám, vàng đồng trên một số dòng sản phẩm và tạo hiệu ứng tốt trên thị trường.

Bên cạnh việc tiếp tục khôi phục các dòng sản phẩm truyền thống, định hướng của Công ty CP gốm Chu Đậu là luôn gắn phát triển sản xuất, kinh doanh với du lịch. Trong khuôn viên của công ty đã quy hoạch và xây dựng các hạng mục phục vụ cho du lịch, như: Nhà thư pháp, các điểm dừng chân cho khách thăm quan, trồng chăm sóc cảnh quan cây xanh, khu tiếp khách, tổ chức hội nghị…

Để tạo hiệu ứng truyền thông, thời gian qua, công ty thường xuyên tổ chức các hội nghị, diễn đàn với các sở, ban, ngành phụ trách về văn hóa, du lịch, các công ty lữ hành nhằm kết nối giao thương với mong muốn đây là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Theo số liệu thống kê, lượng khách du lịch đến thăm quan lên đến hàng vạn lượt người/năm, số khách năm sau tăng gấp 2-3 lần so với năm trước.

Cùng đó, ngay từ khi bắt đầu được khôi phục, làng gốm Chu Đậu (xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã được quy hoạch phát triển theo mô hình du lịch làng nghề. Hoạt động sản xuất được tập trung thành một vùng, trong làng chỉ xây dựng mô hình trình diễn nghề nhằm bảo vệ cảnh quan, môi trường. Hiện đã có 3 doanh nghiệp hưởng ứng dựng xưởng, bước đầu đã tạo thành vùng nghề. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng rất thuận lợi, tuy vẫn chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước nhưng doanh thu liên tục tăng trưởng, thu hút lượng lớn lao động.

Sắp tới, giai đoạn 2 của quy hoạch được triển khai sẽ có thêm một doanh nghiệp có quy mô diện tích 3,5 ha góp sức phát triển nghề gốm. Đến giai đoạn 3, khu sản xuất tập trung, hệ thống giao thông, hạ tầng sẽ cơ bản hoàn thành. Ngoài ra, để tạo sức hút, đồng thời giúp doanh nghiệp vệ tinh tại làng nghề vượt qua khó khăn ban đầu, Công ty CP Gốm Chu Đậu sẽ giúp chuyển giao công nghệ, đào tạo công nhân, bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt, mỗi doanh nghiệp vệ tinh sẽ hướng vào một dòng sản phẩm riêng biệt, tránh cạnh tranh và tạo sự đa dạng phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Về chiến lược sản phẩm, đại diện Công ty CP gốm Chu Đậu cũng cho hay: Do định hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch nên sản phẩm của Chu Đậu kiên trì theo hướng sản xuất sạch. Sản phẩm không sử dụng bất cứ một loại hóa chất nào, dùng nguyên liệu tinh và son quặng cho màu vẽ, vẫn nung ở nhiệt độ cao nhằm đảm bảo độ bền cho thành phẩm.

Ngoài ra, công ty tiếp tục cải tiến mẫu mã sản phẩm trên cơ sở truyền thống kết hợp với hiện đại, tạo ra những dòng sản phẩm mang đặc trưng riêng, đậm đà bản sắc dân tộc và tạo ra sự khác biệt. Tiếp tục cải tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp trong ứng xử, văn minh tạo ấn tượng tốt cho du khách. Hoàn thiện các công trình phụ trợ, dịch vụ phục vụ nhu cầu ẩm thực, mua sắm của du khách. Đẩy mạnh hoạt động marketing và xúc tiến du lịch nhằm chiếm lĩnh thị trường, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và du lịch. Kết hợp các kênh truyền thông và mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp.

Hải Linh

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Trà Vinh: 9 tháng nghiệm thu 6 đề án khuyến công

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tại Tuyên Quang chuyển đổi số

189 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024