Thứ sáu 22/11/2024 04:28

Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Báo Công Thương cập nhật tình hình thực hiện thủ tục các dự án điện tái tạo chưa có giá, tính đến sáng 27/5.

Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) cho biết, đến cuối ngày 26/5, EVNEPTC đã hoàn thành đàm phán ký biên bản và ký tắt hợp đồng PPA với 40/40 chủ đầu tư đề xuất giá tạm 50% khung giá trần.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ có văn bản trình Bộ Công Thương xem xét, thông qua đối với toàn bộ 40/40 chủ đầu tư dự án điện tái tạo chuyển tiếp đề xuất giá tạm.

Bộ Công Thương chỉ đạo đẩy nhanh việc đàm phán giá bán điện của dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp. Ảnh minh họa

Theo EVN, đến thời điểm hiện tại, đã có 19 dự án (hoặc một phần dự án) đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm và ký PPA.

Ngoài ra, có 16 dự án đã nối lưới, đã và đang tiến hành thử nghiệm; trong đó có 5 dự án đã hoàn thành thử nghiệm, đang thực hiện các thủ tục COD để phát điện thương mại.

19 dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình, một phần công trình; 26 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy, một phần nhà máy.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 32/85 dự án, với tổng công suất 1.576,05MW chưa gửi hồ sơ cho EVNEPTC để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện.

Bộ Công Thương ra loạt chỉ đạo mới gỡ khó cho điện gió, điện mặt trời

Trong 2 ngày 24 – 25/5, Bộ Công Thương liên tiếp ra hai văn bản gửi EVN và các địa phương yêu cầu thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trong việc triển khai tháo gỡ khó khăn trong đàm phán, huy động các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp.

Tại các văn bản này, Bộ Công Thương yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố, EVN, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng trong đàm phán giá tạm để sớm đưa nhà máy điện chuyển tiếp đi vào vận hành trong giai đoạn đàm phán, thống nhất giá điện chính thức giữa Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương giao EVN khẩn trương đàm phán với các chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với mức giá tạm thời và cho vận hành phát điện lên lưới theo chỉ đạo. Việc này được thực hiện với các dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định. Sau khi đàm phán xong, thống nhất giá sẽ được thanh quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát điện lên lưới.

Với các nhà máy điện chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm, EVN khẩn trương ký kết hợp đồng mua bán điện và rà soát các thủ tục để sớm cho vận hành phát điện lên lưới. Những nhà máy điện còn lại, EVN được giao khẩn trương thỏa thuận giá tạm với các chủ đầu tư trước ngày 27/5 để trình Bộ Công Thương phê duyệt, tiến hành đồng thời các việc hoàn tất các thủ tục ký kết hợp đồng mua bán điện.

“Đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương, nghiêm túc thực hiện nhằm sớm đưa các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp vào vận hành, đảm bảo cung cấp điện và khai thác tài nguyên, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư”, văn bảo của Bộ Công Thương nêu.

Chia sẻ với Báo Công Thương, đại diện EVN khẳng định EVN luôn hỗ trợ tối đa các chủ đầu tư nhằm hoàn thiện hồ sơ dự án đảm bảo theo đúng quy định, để quá trình làm việc, đàm phán giữa bên mua điện và bán điện được diễn ra khẩn trương nhất có thể. EVN sẵn sàng làm việc kể cả vào ngày nghỉ để đẩy nhanh tiến độ đàm phán.

Tuy nhiên, theo EVN, một số dự án hiện còn nhiều vướng mắc về vấn đề pháp lý. Hầu hết các dự án là chưa hoàn thiện, thiếu các thủ tục pháp lya khác nhau, trong đó khó khăn, vướng mắc nhiều nhất liên quan đến đất đai để thực hiện dự án.

Trường hợp chủ đầu tư không hoàn thiện các vấn đề pháp lý, không thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật thì EVN rất khó huy động điện từ các dự án này vì như vậy là vi phạm quy định pháp luật.

Hoàng Hưng
Bài viết cùng chủ đề: điện tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025