Thứ hai 18/11/2024 03:13

Giúp phụ nữ khởi nghiệp, kinh doanh, liên kết chuỗi giá trị

Ngày 19/6/2019, tại thị trấn nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), Công ty Cổ phần xã hội Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh (Wise) phối hợp với Ủy ban Dân tộc (UBDT), Trường Đại học Tây Bắc tổ chức “Diễn đàn hợp tác, hỗ trợ phụ nữ dân tộc khởi nghiệp, kinh doanh, liên kết chuỗi giá trị huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ”.

Diễn đàn có sự góp mặt của những người phụ nữ DTTS là chủ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động, sản xuất, chế biến, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và dược liệu tại địa bàn 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Hà Việt Quân – Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Hợp tác quốc tế (UBDT) đã chia sẻ câu chuyện về hành trình hỗ trợ đồng bào DTTS khởi nghiệp của Tổ công tác 569 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT. Với vai trò Tổ trưởng Tổ công tác, ông Hà Việt Quân cho biết, từ khi thành lập (tháng 10/2016), Tổ công tác 569 đã tích cực thực hiện kết nối các đối tác, từng bước xây dựng, thực hiện các mô hình trình diễn về khởi nghiệp cho đồng bào DTTS tại Hà Nội và một số địa phương. Mới đây, Tổ công tác 569, Trường Đại học Tây Bắc và Wise đã ký thỏa thuận hợp tác về việc phối hợp triển khai dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch” khu vực Tây Bắc (Gọi tắt là dự án GREAT). Với “Diễn đàn hợp tác, hỗ trợ phụ nữ dân tộc khởi nghiệp, kinh doanh, liên kết chuỗi giá trị huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ”, ông Hà Việt Quân hy vọng, đây sẽ là hoạt động truyền cảm hứng cho cộng đồng phụ nữ DTTS, giúp chị em có thêm thông tin, kiến thức để tự tin khởi nghiệp.

Những mô hình sản xuất rau an toàn do phụ nữ làm chủ đang góp phần nâng cao giá trị cho nông sản của huyện Mộc Châu

Thực tế, huyện Vân Hồ, Mộc Châu là 2 huyện có điều kiện khí hậu, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp, du lịch và dược liệu của tỉnh Sơn La. Đặc biệt, mấy năm gần đây, Sơn La lại được xem như vựa trái cây của miền Bắc với nhiều sản phẩm trái cây đủ tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, cho giá trị cao. Đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu đến năm 2030. Trong đó, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng là địa bàn 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ, với tổng diện tích tự nhiên là 206.150 héc-ta. Đây có thể xem là những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ có những bước phát triển mạnh mẽ về du lịch, nông nghiệp. Đồng thời, là cơ hội để các doanh nghiệp khởi nghiệp hình thành và hoạt động hiệu quả.

Tại diễn đàn, với sự góp mặt của các công ty trong lĩnh vực nông nghiệp, dược liệu như: Nông nghiệp Thái Sơn, Nông sản Stevia Tây Bắc, Dược liệu Vân Hồ, Nông dược Thái Bình, Nafoods… và các công ty kinh doanh du lịch, như: Du lịch Pha Luông, Mộc Châu, Du lịch Best Tour Mộc Châu, Du lịch Hòa Bình, Du lịch và Dịch vụ Miền đất Việt, Đầu tư và dịch vụ du lịch Việt An… các tổ, nhóm phụ nữ DTTS tham dự diễn đàn đã được nghe các doanh nghiệp chia sẻ về nhu cầu hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh, cũng như yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp với chất lượng sản phẩm, dịch vụ liên kết. Đồng thời, nhiều chị em cũng mạnh dạn chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp, hợp tác xã đang phải đối diện.

Nói về mục tiêu của diễn đàn, đại diện Công ty Wise cho rằng, Wise mong muốn thông qua diễn đàn sẽ tìm ra những phụ nữ DTTS có đủ năng lực, phẩm chất, ý chí, khát vọng hợp tác với doanh nghiệp. Từ đây, Wise sẽ đồng hành, kết nối chị em với mạng lưới chuyên gia tư vấn trong khuôn khổ “Chương trình ươm tạo, tăng tốc, hỗ trợ phụ nữ DTTS khởi nghiệp” mà Wise đã lên kế hoạch thực hiện tại Vân Hồ, Mộc Châu trong giai đoạn 2019 - 2021. Cụ thể, liên tiếp trong các tháng tới, các chị em sẽ được mời tham gia các lớp tập huấn về thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, liên kết chuỗi do các doanh nhân, cố vấn khởi nghiệp đứng lớp. Qua lớp tập huấn, chị em sẽ được kết nối, lựa chọn doanh nghiệp đối tác để khởi nghiệp, liên kết.

Cơ hội khởi nghiệp đang rộng mở, nhưng hành trình đi đến thành công cũng không ít gian nan. Với phụ nữ DTTS, tham gia vào chuỗi phát triển giá trị hàng hóa, là cả một thách thức lớn. Hy vọng, với sự hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức như: Ủy ban Dân tộc, Công ty Wise, Trường Đại học Tây Bắc…, những người phụ nữ DTTS sẽ không còn đơn độc trong quá trình khởi nghiệp trên quê hương mình.

P.V
Bài viết cùng chủ đề: Khởi nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ Nậm Kéng

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số