Gió Ayun Pa dịu dàng…

Tôi đã dành cả tháng cuối năm để về với núi, với rừng, với bà con Jrai ở Ayun Pa, nơi cao nguyên Gia Lai.
Tỉnh Gia Lai: Tết sum vầy ở Trại giam Gia Trung

Đây cũng là vùng đất bắt đầu từ tên hai dòng sông, sông Ayun và sông Pa (sông Ba) hợp lại, là nơi khắc dấu lòng tôi những đêm rừng đại ngàn phía đầu nguồn cùng đồng đội và bà con Khu 5 bám trụ thời chống Mỹ.

Gió Ayun Pa dịu dàng…

Mới đấy mà đã đây, kể từ sau 1975, gần nửa thế kỷ trôi qua rồi! Thuở ấy, tôi đầu xanh tuổi trẻ, bây giờ là một lão già U80, nhưng vẫn nhớ mồn một hai bên dòng sông là những cánh rừng già. Chúng tôi, tôi và anh Nay Pha ngồi bên ghè rượu cần trước sàn cửa nghe ông già Nay Đer kể về thời xa xưa. Nơi đây, ngày ấy còn sình lầy với bao nhiêu truyền thuyết về những cuộc chiến tranh bộ tộc, về các bậc bô lão cùng với những đoàn người sống du canh du cư trên triền núi, ven các con suối chảy ra sông. Tôi hình dung thấy những cuộc đi săn tập thể với tiếng hú vang rừng, những chàng trai Jrai cưỡi ngựa phóng rạp mình trên đồng cỏ. Và gió. Gió hú trên những nóc nhà, tàn tro bay, bụi xám mặt người. Tôi nghe rõ tiếng dây ná bật, tiếng những mũi tên xé gió cắm chụm vào đầu một hình nộm nơi cuối bãi sông trong những ngày lễ hội của buôn làng. Tôi nhận ra trên đỉnh núi cao Chư Mố tiếng trống hội quân và những đoàn tráng sĩ lực lưỡng với tấm lưng trần cuồn cuộn cơ bắp, hò reo theo lệnh của người tù trưởng. Rồi tiếng cồng chiêng âm vang, tiếng tù và sừng trâu hú lên tiếng hú thời hoang sử. Rồi tiếng chó sủa, tiếng ngựa hí, tiếng người hét, tiếng cây đổ, tiếng heo éc, tiếng bò rừng rống. Những con thú quăng mình vào vách đá, thân cây. Ban đêm, đuốc sáng rực trời và bóng những đoàn người hối hả chặt cây bắc dàn săn trong khu rừng nguyên sinh sình lầy. Những chàng trai uốn mình phóng lao. Những con bò tót hung hãn bị trúng lao, cắm cổ phóng xuống vực. Tôi nhận ra đám người vây quanh đống lửa vít cong cần rượu, cùng với những bài dân ca trầm đục đượm buồn, những lời ca chứa chất niềm tâm sự của những người dân thời mất rẫy mất rừng, mất tự do...

Và kia nữa, những đàn voi hiền lành tung vòi đùa nghịch với những chú khỉ ranh mãnh làm trò mua vui cho bọn chủ làng theo giặc. Đâu đó có tiếng khiên va chạm, tiếng gươm giáo khua vùn vụt của trai làng luyện võ. Mùi thịt rừng nướng khét, tiếng mỡ rỏ xuống lửa xèo xèo, tiếng hát sáng dần về sáng sau khi tai nghe được lời từ bài hát kể chuyện của già làng và giọng hát thao thiết của ai đó xa xa gần gần: “Em nhớ cheo Reo…”, bài hát của nhạc sĩ Kpa Pui ca ngợi rừng núi, đồng cỏ xưa, nhắc nhở cánh trai làng gái làng rằng quê ta đẹp đẽ đến nhường nào…

***

Người Ayun Pa xa xưa với rừng núi điệp trùng, với xứ sở của những đồng cỏ sình lầy ngút tầm mắt. Miền quê của hàng trăm loài muông thú quý hiếm. Vùng đất của những bản nhạc cồng chiêng, của hàng trăm nhạc cụ đặc sắc và chính nơi đây đã nuôi dưỡng những người con yêu dấu của mình ra đi làm cách mạng từ thuở còn đầu xanh tuổi trẻ, từ thuở cách mạng còn trong bóng tối, muôn ngàn khó khăn, muôn ngàn trắc trở. Chàng trai Nay Đer của miền quê Cheo Reo, một cái nôi của văn hoá dân tộc Jrai, người trí thức đầu tiên được người Pháp đào tạo, đã sớm đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc trở thành người thầy giáo đầu tiên, nhà trí thức đầu tiên. Cụ Nay Đer như bóng cây Kơ - nia, như cái trống cái trong dàn nhạc cồng chiêng lớn, như con sông lớn Ia Pa, như đỉnh Chư Prông, như nóc nhà rông… Từ cụ đã tạo nên một sức hút cực kỳ lớn lao và mạnh mẽ với cộng đồng. Cũng chính từ cụ đã tạo ra một lớp các nhà trí thức Jrai đàn em, đàn con, đàn cháu lần lượt được thức tỉnh: Nay Phin, Ksor Kơ Rơn, Ksor Ní, Nay Pha… Ý thức sớm được vai trò của các nhà trí thức với quê hương xứ sở của mình, ngay từ khi còn trẻ, các nhà trí thức Jrai đã làm nên bao điều kỳ diệu.

Về Ayn Pa bây giờ, ta sẽ được chính các già làng vít cần mời rượu, được dự đêm hội làng, thưởng thức cảnh sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Cái không khí vừa linh thiêng vừa hồn nhiên dân dã ấy được truyền lan từ các làn điệu dân ca, các điệu múa, điệu hát dân gian theo nhịp cồng chiêng thấm vào lòng người. Ayun Pa, đó là thời tuổi trẻ của tôi!

Ayun và Pa, hai dòng sông thơ mộng và hùng tráng được lịch sử chọn làm nơi chứng kiến cuộc tháo lui tới nút tận cùng của quân đội Sài Gòn trên đất Tây Nguyên tháng Ba năm 1975. Nơi đây chính là nơi các dòng sông tụ về một điểm, đuợc gọi là thị trấn Ayun Pa, thủ đô của hoa trái cao nguyên, cái nôi của văn hoá Jrai với những bài sử thi dài theo con nước, với những dàn cồng chiêng đêm lễ hội của dân các làng rừng, những làn điệu dân ca mềm như ngọn lửa, giờ đây đã khởi sắc tươi màu sau nhiều chục năm thanh bình. Mẹ Lúa về kho không chỉ còn là Mẹ Lúa nương, Lúa rẫy, mà có cả Mẹ Lúa nước cùng về về buôn làng. Điện tuôn sáng khắp thị trấn giờ đã lên thị xã. Tiếng máy xay xát, tiếng máy cày, máy dệt, cánh đồng mẫu lớn tạo nên âm sắc mới, nhịp sống mới. Và gió. Gió Ayun Pa dường như cũng dịu dàng hơn, hoà tan trong ánh điện, ánh trăng, dập dìu đây đó tiếng học bài con trẻ, dập dìu tiếng hát thanh niên, và ta nghe được cả lời hát của người già, lời hát trầm và ấm và tha thiết quá. Lời hát nhắc ta đừng quên quá khứ, đừng quên những tháng năm nước sông đục ngầu vì bóng giặc…

Trung Trung Đỉnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin mới nhất

Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Hàng năm, lễ hội làng Lệ Mật diễn ra từ ngày 20-23/3 âm lịch (tức ngày 28/4-1/5/2024), tại đình Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Lễ hội truyền thống Bổng Điền diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 20 - 23/4/2024 tại Khu di tích đình - đền Bổng Điền, Thái Bình thành công tốt đẹp.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt” vào ngày 25/4.
Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ - nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đền Suối Mỡ được tổ chức từ ngày 7-9/5/2024 (tức ngày 29/3 - 2/4/2024 âm lịch) hàng năm, tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Điện Biên: Khai mạc Triển lãm Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam

Tối 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hàng nghìn du khách ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đến với Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hàng nghìn du khách đều choáng ngợp, ngỡ ngàng và xúc động trước bức tranh Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Vinh danh 128 già làng trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Ngày 18/4/2024, Hội nghị vinh danh 128 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” đã được tổ chức tại Hà Nội.
Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Trong khuôn khổ chương trình đoàn tàu du lịch "Hành trình Đêm Đà Lạt" diễn ra tại ga Đà Lạt, dự án sách “Xứ sở lạ lùng” đang được lan toả, bay xa.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động hấp dẫn, ý nghĩa diễn ra từ ngày 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4/2024.
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Khám phá Lễ hội độc đáo chùa Dâu Bắc Ninh

Khám phá Lễ hội độc đáo chùa Dâu Bắc Ninh

Lễ hội truyền thống chùa Dâu, sẽ diễn ra ngày 15/5/2024 (tức 8/4 âm lịch) hàng năm, tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Giới thiệu Bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" với 5 thứ tiếng

Giới thiệu Bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân" với 5 thứ tiếng

Ngày 17/4, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt, giới thiệu bộ sách "Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân".
Trao giải thưởng sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trao giải thưởng sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 17/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Công nhận nghề thủ công thêu – ren Ninh Hải là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề thủ công thêu – ren Ninh Hải là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công bố thêm 8 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó Ninh Bình sở hữu 2 di sản.
Hà Nội: Nhiều hoạt động bổ ích tại Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024

Hà Nội: Nhiều hoạt động bổ ích tại Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024

Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc" sẽ được tổ chức vào ngày 20/4/2024 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Quảng Bình

Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Quảng Bình

Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch và Hội rằm tháng 3 Minh Hóa, Quảng Bình sẽ diễn ra từ 20-23/4/2024 (tức 12-15/3 âm lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.
Lễ hội Đền Hùng 2024: Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm Hát Xoan làng cổ

Lễ hội Đền Hùng 2024: Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm Hát Xoan làng cổ

Các du khách nước ngoài tỏ ra thích thú khi được tham gia trải nghiệm cùng các nghệ nhân trong chặng hát hội tại "Hát Xoan làng cổ".
Chiêm ngưỡng Leonardo da Vinci, Beethoven qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Chiêm ngưỡng Leonardo da Vinci, Beethoven qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Đến không gian trưng bày nghệ thuật điêu khắc ánh sáng của Bùi Văn Tự, du khách được ngắm nhìn các vĩ nhân nổi tiếng thế giới qua những chất liệu đơn sơ.
Mẫu biểu trưng sử dụng chính thức trong hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mẫu biểu trưng sử dụng chính thức trong hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Lào Cai: Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc”

Lào Cai: Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc”

Sáng nay (15/4), UBND tỉnh Lào Cai tổ chức chương trình phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024.
Thụy Điển giới thiệu văn hoá ẩm thực đặc sắc tại Hà Nội

Thụy Điển giới thiệu văn hoá ẩm thực đặc sắc tại Hà Nội

Chương trình "Hương vị Thụy Điển - Quà chiều" diễn ra chiều 13/4 tại Hà Nội nhằm tạo điều kiện trao đổi văn hóa, tôn vinh ẩm thực Việt Nam - Thụy Điển.
Gần 200 nghệ sĩ tham gia Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử

Gần 200 nghệ sĩ tham gia Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử

Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử vào 20h10 ngày 6/5/2024 tại Quảng trường 7/5, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Hết quý I/2024, lượng khách đến Lâm Đồng ước đạt 2,38 triệu lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 24,5% kế hoạch năm 2024.
Gắn hoạt động văn học với "hơi thở" phát triển của công nghiệp văn hoá

Gắn hoạt động văn học với "hơi thở" phát triển của công nghiệp văn hoá

Cần nhìn hoạt động văn học như một lĩnh vực của công nghiệp văn hoá, không chỉ có sáng tác văn học, mà còn liên quan đến công nghệ và phát triển công chúng.
Đặc sắc Lễ hội truyền thống Bình Đà 2024

Đặc sắc Lễ hội truyền thống Bình Đà 2024

Lễ hội truyền thống Bình Đà sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12-14/4/2024 (tức 4- 6/3 âm lịch) hàng năm, tại Đình Nội, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai,TP.Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động