Thứ hai 18/11/2024 05:21

Giám sát an toàn lao động bằng công nghệ số

Đây là cách mà Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đang thực hiện, nhằm giám sát an toàn vệ sinh lao động của các nhóm công nhân đang làm việc trên lưới.

Trước đây, để kiểm soát an toàn, cán bộ làm công tác an toàn phải xuống trực tiếp hiện trường. Trong khi đó, địa bàn quản lý của EVNNPC trải dài nhiều tỉnh/thành trong cả nước; phần lớn thuộc vùng sâu, vùng xa, hải đảo, đi lại rất khó khăn. Quy trình này vừa tốn thời gian, công sức di chuyển, vừa kém chi phí.

Mỗi nhóm công nhân khi ra hiện trường làm việc phải sử dụng thiết bị di động thông minh

Để kiểm soát toàn bộ khối lượng công việc của từng điện lực/công ty điện lực, biết rõ đơn vị nào đang triển khai nội dung gì, công việc như thế nào, ở địa điểm nào, ai đang kiểm soát công tác an toàn tại đó… EVNNPC đã ứng dụng hệ thống phần mềm để giám sát an toàn.

Theo đó, không cần trực tiếp kiểm tra hiện trường, lãnh đạo các cấp từ điện lực đến Tổng công ty cũng có thể giám sát an toàn vệ sinh lao động của những nhóm công nhân. Mỗi nhóm công nhân khi ra hiện trường làm việc phải sử dụng thiết bị di động thông minh chụp ảnh các thao tác gửi lên hệ thống. Lúc này, cán bộ an toàn ở các cấp từ điện lực, công ty, Tổng công ty sẽ lập tức tiếp nhận được hình ảnh để theo dõi, giám sát; đồng thời có thể phân tích, đưa ra giải pháp về kỹ thuật, khắc phục sự cố mà không cần thiết phải đến trực tiếp hiện trường. Qua ứng dụng này, các cấp đều có thể giám sát đồng thời những nhóm công nhân đang thao tác trên lưới ở mọi địa điểm. Từ đó, kịp thời phát hiện ra những sai sót, điều chỉnh ngay, góp phần vào việc đảm bảo an toàn lao động.

Đối với trường hợp phải xử lý sự cố trong phòng chống thiên tai và ứng cứu khẩn cấp, người lao động cũng có thể chuyển ảnh từ hiện trường lên hệ thống. Lúc này, các phòng ban như, An toàn, Kỹ thuật, Điều độ, xây dựng cơ bản... có thể kịp thời phân tích tình huống sự cố, đưa ra phương án chỉ đạo, khắc phục nhanh nhất.

Mỗi tuần theo kế hoạch, đơn vị sẽ tiến hành đăng ký công việc trên lưới điện, trình các cấp phê duyệt trên hệ thống phần mềm.

Nhờ việc áp dụng công nghệ này mà những năm gần đây, toàn EVNNPC không xảy ra bất kỳ vụ tai nạn lao động do nguyên nhân chủ quan.

Theo lãnh đạo Ban An toàn EVNNPC, để triển khai phần mềm này, Tổng công ty cũng gặp những khó khăn nhất định, đó là việc thay đổi nhận thức, cách làm của người lao động. Trước đây, công nhân làm việc chỉ thao tác thủ công nên khi ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thường ngày cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là những công nhân lớn tuổi. Đó chưa kể việc yêu cầu phải chụp ảnh cập nhật lên hệ thống, cũng tăng thêm áp lực về việc bị giám sát khi đang làm việc. Với việc đưa phần mềm này vào hoạt động buộc mỗi cán bộ, công nhân khi làm việc phải có ý thức hơn trong việc thực hiện đúng quy trình, quy phạm an toàn, vì khi hình ảnh được gửi về hệ thống, nếu không tuân thủ quy trình an toàn sẽ bị trừ điểm.

Để khắc phục những khó khăn, Tổng công ty đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn bằng hình thức trực tuyến cho tất cả đối tượng. Thậm chí, với những đơn vị chậm thực hiện hoặc thực hiện chưa đạt yêu cầu, Tổng công ty cử cán bộ xuống trực tiếp các tổ đội sản xuất để hướng dẫn. Đến nay, toàn bộ hệ thống đã vận hành ổn định. Công nhân cũng đã quen với các thao tác trên máy khi đi làm nhiệm vụ và ý thức tuân thủ các quy trình an toàn cũng đã được nâng lên rõ rệt.

Trong thời đại công nghệ 4.0, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, thời gian tới, EVNNPC sẽ tiếp tục phát triển các công nghệ mới vào quản lý an toàn lao động. Cụ thể, việc đăng ký, phê duyệt phương án thi công sẽ được thực hiện trên không gian mạng, thông qua chữ ký số; thay vì kết thúc mỗi phiên công tác, công nhân điện lực phải về đơn vị khóa phiếu và nhận nhiệm vụ mới. Mọi thao tác này đều thực hiện trên phần mềm, thông qua thiết bị di động cầm tay của người lao động, giúp công nhân tiết kiệm được thời gian đi lại. Tổng công ty cũng đang tiến hành nghiên cứu đưa trí tuệ nhân tạo vào phân tích hình ảnh về an toàn. Đồng thời, lắp đặt các màn hình kiểm soát an toàn tại các đội trực vận hành. Như vậy, ngoài việc trực sửa chữa và điều hành hệ thống lưới điện, Phòng trực vận hành sẽ có thêm nhiệm vụ kiểm soát an toàn, còn những người làm công tác an toàn sẽ thực hiện nhiệm vụ khác, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: công nghệ số

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động để phát triển bền vững

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động