Thứ ba 26/11/2024 12:43

Giảm phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: Cần một chiến lược tổng thể

Với mức tăng trưởng bình quân 13-15%/năm, Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) công nghiệp. Tuy nhiên, ngành sản xuất TĂCN được đánh giá là kém bền vững do “ăn đong” nguyên liệu và phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Cần có một chiến lược tổng thể về phát triển nguồn nguyên liệu TĂCN trong nước mới có thể tháo gỡ nút thắt này.

Tăng trưởng bình quân 13-15% nhưng không bền vững

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, nguyên liệu TĂCN trong nước chủ yếu từ nguồn nhập khẩu, năm 2020 Việt Nam cho tới 6 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu TĂCN. 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam chi hơn 5 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu TĂCN.

Tại Toạ đàm "Giải pháp phát triển nguyên liệu TĂCN trong nước, giảm phụ thuộc nhập khẩu" diễn ra chiều ngày 21/10, ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)) - đánh giá, mỗi một năm chúng ta cần 32 - 33 triệu tấn TĂCN các loại, trong đó có hơn 7 triệu tấn do bà con nông dân tự sử dụng nguyên liệu phối trộn theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp; còn lại sản lượng 26 triệu tấn (bao gồm cả TĂCN và thủy sản) là do các doanh nghiệp sản xuất. Hiện, ngành sản xuất TĂCN của chúng ta đang đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 10 thế giới về công nghệ. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất là ngành TĂCN còn phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, chúng ta chủ yếu nhập cám ngô, đậu tương, khô dầu… “Ngành sản xuất TĂCN đối với bất cứ quốc gia nào cũng đều rất quan trọng, chiếm 65-70% giá trị sản xuất, chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành chăn nuôi của sản phẩm”, ông Tống Xuân Chinh cho hay.

Toạ đàm "Giải pháp phát triển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước, giảm phụ thuộc nhập khẩu"

Ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam- đánh giá, thời gian vừa qua, chúng ta chứng kiến 2 cuộc khủng hoảng trong ngành chăn nuôi. Đó là khủng hoảng về TĂCN và khủng hoảng về thị trường. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng 1 phần do tác động của đại dịch Covid-19, nhưng bản chất chính là vấn đề trầm kha của ngành chăn nuôi nhiều năm nay. Câu chuyện về giá thức ăn tăng liên tục TĂCN đã ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Theo tính toán của hiệp hội, từ tháng 7/2020 đến nay, giá một số nguyên liệu thức ăn tăng từ 30-45%, kéo theo giá thức ăn thành phẩm cũng tăng theo. “Chúng ta chứng kiến suốt 9 tháng năm 2021, ngành chăn nuôi gia cầm không có lãi. Đây là năm đầu tiên ngành chăn nuôi gia cầm tăng trưởng âm. Tháng 7, tháng 8 vừa qua, có thời điểm giá gà xuống đến 7.000 - 8.000 đồng/kg, giá giảm 60- 70% so với trước đây, giá lợn hơi hiện cũng đang giảm sâu. Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi, tăng trưởng giảm, giá trị gia tăng không có”, ông Nguyễn Thanh Sơn nói.

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Sơn, ngành TĂCN là ngành có sự phát triển và tăng trưởng cao nhất, bình quân trong 10 năm qua đạt tăng trưởng 13-15%/năm cả về sản lượng, giá trị. Đây cũng là ngành mang lại lợi nhuận lớn nhất. Chính vì vậy, có rất nhiều “ông lớn” đổ xô vào ngành TĂCN. Hiện, các doanh nghiệp FDI ngoài đầu tư về công nghệ, các doanh nghiệp còn đầu tư mở rộng quy mô nhà máy, xưởng sản xuất; tiêu biểu là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn như CP, Deheus…

Cần một chiến lược tổng thể

Phụ thuộc nguyên liệu TĂCN nhập khẩu khiến ngành chăn nuôi trong nước kém cạnh tranh. Theo Bộ NN&PTNT, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ NN&PTNT xây dựng 5 đề án trong đó có Đề án công nghiệp hóa TĂCN, giảm 5-10% nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bộ NN&PTNT cũng đã giao Cục Chăn nuôi xây dựng dự thảo Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến TĂCN giai đoạn 2021-2030, trong đó có giải pháp quan trọng là tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp với khối lượng lên đến hàng trăm triệu tấn.

Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi của De Heus

Ông Tống Xuân Chinh cho hay, về mặt tổng quan, bằng các định mức kỹ thuật và số liệu thống kê năm 2020 thì tổng phụ phẩm của chúng ta là 156,8 triệu tấn và được công bố trên toàn hệ thống. Trong đó có 5,5 triệu tấn từ lâm nghiệp, 1 triệu tấn từ thủy sản nhưng không thể tận dụng lại được, chỉ còn sử dụng được phần cá thu gom phơi, sấy khô, tiệt trùng làm bột cá cho TĂCN. Tuy nhiên, muốn tận dụng tốt cần phải có công nghệ và cơ giới hóa đồng bộ mới sử dụng được triệt để, mang lại hiệu quả cao.

Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta có sản lượng lúa lớn mà không sử dụng để làm TĂCN lại phải đi nhập khẩu. Thế nhưng, đây là bài toán kinh tế, khi 1kg ngô chỉ khoảng 7.000-8.000/kg còn 1kg gạo cũng đã 12.000-13.000 đồng/kg, thế thì tại sao không trồng ngô trong nước lại phải đi nhập khẩu, theo ông Tống Xuân Chinh, diện tích đất của chúng ta phần lớn là trồng lúa và phù hợp với trồng lúa. Hiện bà con đã chuyển 1 phần đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô sinh khối, theo mục tiêu sẽ có 500.000ha đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng ngô sinh khối để có thể chủ động hơn trong nguyên liệu phục vụ sản xuất TĂCN.

Ông Tống Xuân Chinh cho hay, về trung hạn, dài hạn cần đáp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, cần chủ động 1 phần nguồn nguyên liệu, cụ thể là ngô và đậu tương. Phải có các cánh đồng mẫu lớn để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới đưa máy móc vào, mà muốn làm được điều này phải sửa Luật Đất đai, cho tăng ngưỡng số lượng đất đai được tích tụ. Phải chuyển đổi nhanh diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các nguyên liệu phục vụ ngành sản xuất chăn nuôi. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Giảm các khâu trung gian, đại lý để giảm giá thành TĂCN….

Giải pháp trước mắt cần làm ngay để sớm ổn định lại ngành TĂCN, ông Tống Xuân Chinh cho rằng, quan trọng nhất là đề nghị các địa phương cho mở cửa đồng loạt để thông thương các nguyên liệu, giúp chuỗi sản xuất không bị đứt gãy, góp phần làm giảm các chi phí cấu thành nên giá sản phẩm.

Cũng chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Sơn cho hay, ngành TĂCN công nghiệp trong nước mặc dù đã phát triển khá cao nhưng vẫn còn phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, Chính phủ cần có một chiến lược tổng thể về phát triển nguồn nguyên liệu TĂCN trong nước, cần có giải pháp về chính sách, trước hết là về vốn tín dụng ưu đãi, thuế, đất đai...

Ông Nguyễn Thanh Sơn kiến nghị, có thể chuyển một số giống lúa chất lượng cao sang 1 số giống lúa chất lượng thấp nhưng có năng suất cao để làm TĂCN, đưa ngô sinh khối, cám gạo làm nguyên liệu thức ăn. Phải tăng diện tích trồng đỗ tương để chế biến TĂCN. Về nhóm nguyên liệu giàu đạm cần thúc đẩy phát triển sản xuất bột cá. Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn nữa vấn đề quản lý cả về chất lượng, thị trường, về giá. Các doanh nghiệp FDI chiếm 30% nhưng lại chiếm đến 60%, có hay không câu chuyện các “ông lớn” làm giá TĂCN, chúng ta cần rà soát, xem xét kỹ. “Các cơ quan chức năng cần có hậu kiểm sản xuất TĂCN. Hiệp hội nhận được một số phản ánh của các hộ chăn nuôi, dù giá TĂCN tăng nhưng chất lượng thành phẩm cám TĂCN lại giảm”, ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp