Thứ tư 27/11/2024 12:18

Giải toả lo ngại về khả năng Hoa Kỳ áp thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may Việt Nam

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) thông tin, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận về các hoạt động tiền tệ sau cuộc gặp trực tuyến giữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh, trọng tâm của khung chính sách tiền tệ là thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Việt Nam xác nhận rằng, Việt Nam tuân theo các điều khoản thỏa thuận của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để tránh thao túng tỷ giá hối đoái nhằm ngăn chặn việc điều chỉnh cán cân thanh toán hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh.

Sau khi Bộ Tài chính Hoa kỳ ra thông báo, Trưởng đại diện của Cơ quan đại diện Thương mại Hoa Kỳ USTR - bà Katherine Tai - cũng đã ra tuyên bố, hoan nghênh thỏa thuận giữa Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời đề cao Việt Nam vì đã cam kết trong việc “giải quyết các mối quan ngại” của Hoa Kỳ.

Doanh nghiệp lo ngại khả năng Hoa Kỳ áp thuế nhập khẩu lên hàng dệt may Việt Nam

Theo Vitas, tuyên bố này đã giúp giải tỏa phần lớn những lo ngại của đông đảo doanh nghiệp và nhà đầu tư về việc Hoa Kỳ có khả năng áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam theo điều khoản 301, trong đó có mặt hàng dệt may.

Trước đó, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam - đã khá lo lắng trước những dự báo không có nhiều điểm sáng cho ngành dệt may trong nửa cuối năm 2021. Bên cạnh những trở ngại về chi phí đầu vào tăng, sức ép cạnh tranh, tỷ giá neo ổn định… thì rủi ro Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách thao túng tiền tệ là rất đáng quan ngại. “Hoa Kỳ vẫn đang là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của ngành may, với tốc độ tăng trưởng gần 30% trong 6 tháng đầu năm, ghi nhận mức tăng cao nhất sau 14 năm qua kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên WTO. Điều này tiềm ẩn rủi ro trong chính sách của Hoa Kỳ với Việt Nam, nhất là trong điều kiện Điều khoản 301 của Luật Thương mại 1974 vẫn chưa hoàn toàn được giải toả trong tiếp cận của Hoa Kỳ”, ông Trường phân tích.

Được biết, trong thời gian qua, Vitas đã tham gia tích cực vào nhóm công tác về Điều khoản 301, cùng các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, tổ chức trong nước và quốc tế, các hiệp hội tổ chức ngành hàng lớn tại Hoa Kỳ để cùng đưa ra tiếng nói bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tránh nguy cơ áp thuế nhập khẩu. Điều này càng quan trọng hơn trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đòi hỏi các bên phải ưu tiên nhiều hơn cho vấn đề tiêm chủng vắc xin, giải quyết khủng hoảng container trên toàn cầu và các vấn đề về lao động và môi trường.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản