Thứ sáu 29/11/2024 18:36
Phát triển điện hạt nhân

Giải quyết bài toán thiếu điện

Sự xuất hiện của nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận I và II sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ điện của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh cạn kiệt nguồn năng lượng truyền thống.
Điện hạt nhân sẽ giúp giảm bớt gánh nặng nhu cầu điện gia tăng

Nhu cầu điện tăng cao

Ông Trần Viết Ngãi- Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA)- cho biết, theo Quy hoạch điện VII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg, nhu cầu điện của Việt Nam năm 2020 là 330 tỷ kWh gấp hơn 3 lần và năm 2030 là 695 tỷ kWh, gấp gần 7 lần năm 2010.

Để đáp ứng nhu cầu điện này, số lượng các nhà máy nhiệt điện than phải xây dựng trong 20 năm (2011-2030) là 61 nhà máy, với tổng công suất đạt 71.710 MW. Từ đó, tính ra nhu cầu than của ngành điện năm 2020 là 67,3 triệu tấn và năm 2030 là 171 triệu tấn. Trong khi đó, theo Quy hoạch Phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 9/1/2012, sản lượng than thương phẩm ngành than sản xuất được vào năm 2020 đạt 60-65 triệu tấn và năm 2030 là trên 75 triệu tấn. “Tuy nhiên, than trong nước sản xuất ra không chỉ cung cấp cho ngành điện mà còn cho các ngành kinh tế quốc dân khác và xuất khẩu”- ông Ngãi nhấn mạnh.

Cũng theo ông Ngãi, đến thời điểm hiện tại, các dự án thủy điện lớn hầu như đã được khai thác hết. Trong danh mục quy hoạch nguồn điện của Quy hoạch điện VII, từ năm 2018 trở đi sẽ không còn nhà máy thủy điện nào đưa vào vận hành, ngoài các thủy điện tích năng và các nhà máy thủy điện xây dựng tại Lào và Campuchia. Còn các nguồn năng lượng tái tạo trong sản xuất điện đáp ứng không đáng kể, chỉ chiếm tỷ lệ 4,5% vào năm 2020 và 6% vào năm 2030 trong hệ thống điện quốc gia.

Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trước nhu cầu gia tăng sản lượng điện tiêu thụ hàng năm của nền kinh tế lên tới 10-12%, áp lực đặt lên các quy hoạch điện là vô cùng lớn. Ngoài vấn đề về vốn thì việc tìm kiếm, phát triển các nguồn điện đang trở thành bài toán đầy nan giải đối với ngành điện.

Điện hạt nhân là sự lựa chọn thích hợp

Ông Ngãi cho rằng, ĐHN là sự hội tụ những ưu điểm nổi bật về mặt công nghệ và kinh tế. Đặc biệt, trong xu thế của thế giới đối phó với hiểm họa biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, ĐHN là sự lựa chọn thích hợp, góp phần tích cực thay thế các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhằm hạn chế phát thải khí ô nhiễm môi trường gây hiệu ứng nhà kính. Dù vẫn còn những lo lắng về tính an toàn lò phản ứng hạt nhân sau sự cố Fukushima, nhưng sự vận hành an toàn của hàng trăm lò phản ứng rải rác trên thế giới cũng như sự xuất hiện nhiều biện pháp an toàn khác nhau đã đem lại niềm tin mới cho dân chúng đối với công nghệ ĐHN.

Ông Phan Minh Tuấn- Phó giám đốc Ban Quản lý Dự án ĐHN Ninh Thuận- đồng tình, trong chính sách phát triển năng lượng của mỗi quốc gia, bên cạnh ĐHN luôn có các nguồn năng lượng khác như năng lượng gió, mặt trời, năng lượng sinh học… Tuy nhiên, những nguồn năng lượng này rất hạn chế và không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Theo dự báo, những nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như dầu, khí, than đá… sẽ dần cạn kiệt. Vì vậy, ĐHN sẽ là nguồn năng lượng chủ yếu.

Theo Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, ĐHN không chỉ giải quyết nhu cầu tiêu thụ năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia ổn định, lâu dài, mà còn đáp ứng được các mục tiêu về môi trường, giải quyết bài toán giá thành, thúc đẩy các ngành công nghiệp liên quan. Vì vậy, ĐHN được quan tâm phát triển và trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của ngành công nghiệp điện lực ở nhiều quốc gia.

Dự kiến, đến năm 2030, sản lượng ĐHN sẽ chiếm khoảng 7% tổng công suất điện quốc gia và đến năm 2050, ĐHN sẽ chiếm khoảng 15 - 20% tổng công suất điện.

Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Chuyên gia năng lượng nguyên tử khuyến nghị gì?

Phú Thọ và ngành điện tìm giải pháp gỡ vướng các dự án lưới điện truyền tải

Điện lực miền Nam đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối

Bắc Giang: Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải gần 490 tỷ đồng

Hà Tĩnh sẽ có thêm Trạm biến áp 220kV Vũng Áng vào năm 2025

Châu Âu đối mặt với mùa đông khó khăn; OPEC+ sẽ phải gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống sắp về đích

Lào Cai cam kết giải quyết vướng mắc các dự án truyền tải điện

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Công ty TNHH Trung Linh Phát

EVN và NSMO 'bắt tay' vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia

Bắc Giang: Đề xuất xây dựng mới các kho xăng dầu, cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Quy định mới nhất về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Các nhà máy nhiệt điện chuẩn bị cấp điện cho mùa khô 2025 ra sao?

Phát triển điện hạt nhân: Đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, hướng tới Net Zero

Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm

Hoà lưới thành công tổ máy 1 công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Nâng cao kỹ năng nghề truyền tải: Hiệu quả từ đường dây 500kV mạch 3