Giải pháp nâng cao giải ngân vốn đầu tư công TP. Hồ Chí Minh năm 2023

Ngay từ đầu năm 2023, TP. Hồ Chí Minh quyết tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhằm khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng, sản xuất kinh doanh.
TP. Hồ Chí Minh xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân giải ngân vốn đầu tư công thấp Hơn 638,6 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023 đã được phân bổ

Vốn đầu tư tăng gấp gần 2 lần so với năm trước

Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn đầu tư công cho TP. Hồ Chí Minh năm năm 2023 gần 71.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương là 15.293 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 55.200 tỷ đồng, tăng gần gấp hai lần so với năm 2022.

Giải pháp nâng cao giải ngân vốn đầu tư công TP. Hồ Chí Minh năm 2023
Việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 của TP. Hồ Chí Minh được kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn, khi các dự án hạ tầng giao thông lớn đồng loạt thi công

Vốn đầu tư công tăng gần gấp đôi là thách thức rất lớn cho đầu tàu kinh tế của cả nước, do năm 2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của TP. Hồ Chí Minh ở mức thấp. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để TP. Hồ Chí Minh thực hiện được kế hoạch phát triển hạ tầng, tạo nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Theo bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, dù đã rất nỗ lực, nhưng đến hết niên độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 (ngày 31/1/2023), TP. Hồ Chí Minh chỉ giải ngân đạt khoảng 68% (tạm tính), thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ yêu cầu là không dưới 95%.

“Năm 2022, mặc dù TP. Hồ Chí Minh có nhiều nỗ lực, cố gắng quyết liệt thực hiện các giải pháp, nhưng trong bối cảnh khó khăn chung và những vướng mắc nội tại chưa được giải quyết triệt để, tỷ lệ giải ngân đầu tư công năm qua vẫn chưa đạt như kỳ vọng” - bà Lê Thị Huỳnh Mai bày tỏ.

Do đó, ngay từ đầu năm 2023, TP. Hồ Chí Minh đã đốc thúc các sở, ngành cùng các chủ đầu tư tăng tốc để hoàn thiện hồ sơ các dự án, tránh tình trạng “vốn chờ thủ tục”. Đồng thời thực hiện thêm nhiều giải pháp, quyết tâm nâng cao giải ngân đầu tư công.

Đồng bộ nhiều giải pháp “tăng tốc” giải ngân

Vấn đề chậm giải ngân vốn đầu tư công tại TP. Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua như một “căn bệnh” mãn tính chưa tìm ra thuốc đặc trị. Dù đã chỉ ra được nguyên nhân song đến nay, những giải pháp mà TP. Hồ Chí Minh thực hiện dường như chưa mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, TP. Hồ Chí Minh quyết tâm thay đổi cách làm, thực hiện thêm nhiều giải pháp để tỷ lệ giải ngân đầu tư công năm 2023 đạt trên 95% như Nghị quyết đã được HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua.

Để thúc đẩy cũng như “tăng tốc” giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, TP. Hồ Chí Minh đề xuất một số cơ chế như cho phép HĐND TP. Hồ Chí Minh được chủ động bố trí ngân sách địa phương từ nguồn chi đầu tư phát triển, để phân bổ cho các dự án đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, trên cơ sở khả năng thu ngân sách thực tế. Các quận thực hiện theo mô hình chính quyền đô thị được chủ động trong việc bố trí vốn và phê duyệt các dự án trên cơ sở nguồn chi đầu tư phát triển được TP. Hồ Chí Minh phân bổ.

Với vai trò là cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công, bà Lê Thị Huỳnh Mai - cho biết: Sở tiếp tục đề xuất và kiến nghị nhiều nhóm giải pháp như: Tham mưu UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời, tham mưu UBND Thành phố báo cáo HĐND TP. Hồ Chí Minh xem xét việc giao thẩm quyền cho UBND TP. Hồ Chí Minh được quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhóm C, điều chỉnh quy định về nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công của Thành phố…

Ngoài ra, Sở cũng sẽ tham mưu nội dung về tăng trần trung hạn để sử dụng được nguồn vốn huy động tăng thêm bố trí cho các dự án cần thiết, cấp bách khác và điều hòa vốn linh hoạt giữa các chủ đầu tư và các dự án, nhằm sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn được giao.

Theo ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, năm 2023, Thành phố tập trung triển khai đầu tư công, ngoài xem xét vào thi đua, với các dự án đã được phân bổ vốn, đến cuối tháng 2, các chủ đầu tư cần có kế hoạch triển khai ngay, đảm bảo cuối năm giải ngân xong. Đến tháng 7, nếu không rõ kế hoạch triển khai, thành phố sẽ điều vốn sang dự án khác.

Với các dự án có vốn đầu tư lớn, có ý nghĩa quyết định tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, cần bám sát chặt chẽ tiến độ, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, các sở ngành phải giám sát chặt chẽ tiến độ các dự án đầu tư công, xác định trách nhiệm của chủ đầu tư và các cơ quan liên quan để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời.

Còn đối với các dự án còn trong danh mục dự phòng, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các cơ quan đơn vị chuẩn bị kỹ hồ sơ để tháng 3/2023, UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị HĐND Thành phố tổ chức kỳ họp chuyên đề và phân bổ tiếp vốn, tinh thần là phân bổ vốn trong 6 tháng đầu năm. Đồng thời tiếp tục vận hành 3 tổ công tác về mặt bằng, dự án vốn lớn và ODA.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tổ chức chuỗi các hoạt động quảng bá Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Sơn La tổ chức chuỗi các hoạt động quảng bá Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Khởi công cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Xem thêm