Thứ sáu 29/11/2024 09:11

Già làng nặng lòng với truyền thống dân tộc Giẻ Triêng

Say mê truyền thống dân tộc, già A Brum dành cả đời cho nghề rèn thủ công, diễn tấu, chế tác nhạc cụ và đan lát, lưu giữ những nét đẹp của dân tộc Giẻ Triêng.

Một ngày giữa tháng 4, men theo con đường đất đỏ, chúng tôi tìm về thôn Dục Nhầy 3 (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) – nơi mà người ta vẫn kháo nhau về già A Brum, người dành cả đời để gìn giữ truyền thống dân tộc Giẻ Triêng.

Già A Brum và vợ của mình đánh đàn M'bin khi mới chế tác xong

Lúc tới thăm, già A Brum đang miệt mài hoàn thiện chiếc gùi truyền thống, cạnh đó là chiếc đàn M’bin (đàn truyền thống người Giẻ Triêng) cũng đang được ông chỉnh sửa. Thấy khách lạ, già A Brum đon đả mời chúng tôi vào nhà.

Trong cuộc trò chuyện, hồi tưởng lại ký ước, già A Brum cho biết, ông sinh ra và lớn lên trong ngôi làng có nhiều người là nghệ nhân nổi tiếng. Cha ông lại là một người đan lát giỏi nên đã truyền nghề cho ông từ rất sớm. Sau này khi lớn lên, với vốn nghề sẵn có được cha truyền lại cùng với sự đam mê, chịu khó, ham học hỏi của mình, ông đã được các nghệ nhân trong làng chỉ bảo thêm nhiều nghề truyền thống khác như chế tác nhạc cụ và nghề rèn.

Dù tuổi đã cao nhưng đôi tay gầy guộc của già A Brum vẫn thoăn thoắt với những đường dao bén sắc, vót từng nan tre thuần thục. Hơn 30 năm kinh nghiệm với nghề đan lát, những đường đan, mũi xỏ nan tre của ông đã thành kỹ năng điêu luyện khó có nghệ nhân nào trong vùng sánh được.

Theo già A Brum. nghề đan lát đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ trong từng đường đan, mối lạt, từ những sợi mây, sợi nan đơn giản bằng sự khéo léo, óc sáng tạo của từng nghệ nhân sẽ cho ra sản phẩm khác nhau. “Hàng chục năm qua, tôi đan gùi nhiều nhất và cũng tốn thời gian nhất. Để hoàn thành một chiếc gùi cũng phải mất gần một tháng. Chiếc gùi có nhiều phần như đáy, thân, miệng và chân gùi. Mỗi công đoạn lại đòi hỏi những kỹ thuật khác nhau”- già A Brum chia sẻ.

Không chỉ lĩnh vực đan lát, ông còn điêu luyện trong việc diễn tấu, chế tác nhạc cụ. Từ khi 12 tuổi, ông đã biết làm đàn M’bin- đây là là một nhạc cụ có ý nghĩa khá đặc biệt và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Giẻ Triêng.

Theo già A Brum, cây đàn M’bin được làm từ gỗ Dông Kang (gỗ chân chim), nhạc cụ có 2 hoặc 3 dây sắt được lấy từ dây phanh xe đạp cũ. Đàn này có chiều dài 44 cm, là nhạc cụ dành cho nam giới sử dụng để hòa tấu với các nhạc cụ khác hoặc đệm cho hát, múa.

Từ xa xưa, cây đàn M’bin giúp cho các chàng trai, cô gái tìm hiểu, mời gọi bạn tình khi đến tuổi trưởng thành. Khi đã nên đôi vợ chồng thì đàn M’bin lại đem đến niềm vui, hạnh phúc đầm ấm cho gia đình, những lúc tâm tình mỗi tối bên bếp lửa hồng sau những buổi lao động vất vả, mệt nhọc ban ngày. Ngoài đàn M’bin, già A Brum còn biết chơi và chế tác nhạc cụ khác như: Đàn tinh ning, gor, ta lin…

Dù đã luống tuổi, già A Brum vẫn tự mình chế tác nhiều đồ dùng, vật dụng như dao, rìu, cuốc...

Còn rèn cũng là nghề thủ công không thể thiếu trong đời sống người Triêng, nên ông rất tâm đắc và dành thời gian nhiều cho loại nghề này. Lò rèn truyền thống được đắp bằng đất sét, ống dẫn làm từ cây lồ ô. Tuy nhiên, để vận hành nhanh, già A Brum đã nhờ thợ thiết kế thành chiếc máy đơn giản bằng cách dùng tay để quay bánh xe tạo ra luồng hơi thổi lò, đốt lửa. Nhiệt lượng từ than giúp nung thanh sắt, mẩu thép nguyên liệu để rèn thành vật dụng, đồ dùng. Hiện tại, già A Brum làm rìu, dao, cuốc để bán, bà con trong thôn ai nấy đều thích vì độ bền và sắc của sản phẩm. Chính vì thế, già A Brum không khỏi tự hào khi tạo ra nhiều sản phẩm để phục vụ bà con.

Ông Hiêng Lăng Thắng- Chủ tịch UBND xã Đăk Dục cho biết, già A Brum là một trong những tấm gương sáng điển hình trong công tác gìn giữ các văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số Giẻ Triêng tại địa phương. Để lớp kế cận có ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc, địa phương rất cần những nghệ nhân tâm huyết, nêu gương như già A Brum.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản