Thứ hai 23/12/2024 01:11

Gia Lai: Tái hiện không gian văn hóa - sắc màu của thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên

Với chủ đề “Gia Lai ơi” chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm tái diễn không gian văn hóa thổ cẩm - di sản văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên.

Tối 28/10, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku (Gia Lai) đã diễn ra Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Gia Lai ơi” độc đáo và cuốn hút. Trong đó, nổi bật tại đêm diễn là sự kết hợp hài hòa giữa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên với thời trang thổ cẩm, hòa với âm thanh đại ngàn vang vọng.

Huyền ảo đêm hội “Gia Lai ơi”

Chương trình do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt (Vietmode) phối hợp tổ chức trong khuôn khổ các sự kiện văn hóa, du lịch lớn của tỉnh Gia Lai, đồng thời quảng bá giá trị của thổ cẩm và di sản văn hóa Gia Lai.

Sân khấu trình diễn được dàn dựng công phu, gắn liền với ngôi nhà rông, khung dệt, tượng gỗ… của người Tây Nguyên. Chương trình có sự tham gia của hơn 100 nghệ nhân dệt, múa, trình diễn nhạc cụ dân tộc đã tái hiện lại không gian văn hóa hết sức chân thật, mang hơi thở cuộc sống. Đây cũng là những “nhân vật chính” của đêm diễn.

Chương trình nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Gia Lai ơi”

“Gia Lai ơi” là chương trình nghệ thuật hóa gồm các phần trình diễn bộ sưu tập áo dài, sưu tập thời trang 4 mùa xuân - hạ - thu - đông tương ứng với các gam màu chủ đạo, lấy cảm hứng từ thổ cẩm - Di sản văn hóa của các dân tộc bản địa Tây Nguyên.

Sắc màu thổ cẩm được tái hiện trên sân khấu đêm 28/10

Phát biểu tại chương trình, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, bày tỏ: Cộng đồng các dân tộc Gia Lai là chủ nhân của nhiều di sản văn hóa, lịch sử đặc sắc, tiêu biểu. Nổi bật là những cồng chiêng, thổ cẩm tinh xảo, nghệ thuật tạc tượng… Chương trình này không chỉ là thời trang, mà hơn thế là một không gian văn hóa đậm bản sắc Gia Lai.

“Chúng tôi mong muốn được quảng bá, giới thiệu văn hóa Gia Lai – Xây dựng thương hiệu thổ cẩm Gia Lai trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số”, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch chia sẻ.

Thiếu nữ Jrai trong trang phục thổ cẩm độc đáo

Chương trình lần lượt giới thiệu đến công chúng bộ sưu tập áo dài và thời trang 4 mùa được lấy cảm hứng từ thổ cẩm Tây Nguyên của NTK Minh Hạnh. Ngoài dàn người mẫu, nhóm múa, ca sĩ chuyên nghiệp, chương trình còn có sự tham gia diễn xuất của gần 200 nghệ nhân, học sinh người dân tộc thiểu số, nhóm nghệ sĩ trình diễn nhạc cụ dân tộc người Jrai.

Mong muốn của những người thực hiện chương trình là tái hiện được đời sống bình dị của đồng bào dân tộc thiểu số Gia Lai cùng những sáng tạo của họ trong lao động. Họ sống trong các buôn làng, ở đó, mọi người đều biết rõ về nhau, nhưng họ cùng những sáng tạo vô giá, trở thành vốn quý của cuộc sống hôm nay lại chưa được nhiều người biết tới”, nhà thiết kế Minh Hạnh, Giám đốc sáng tạo của Vietmode cho biết.

Bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ thổ cẩm được trình diễn cùng với âm nhạc và những hình ảnh mang đậm hơi thở và nhịp sống Tây Nguyên

Nhóm nghệ nhân Jrai tham dự Lễ hội âm thanh thế giới tại Hàn Quốc vào tháng 9 vừa qua cũng góp mặt trong sự kiện với một số tiết mục từng làm say đắm bạn bè quốc tế như: Đồng dao “Rước nước về làng”; độc tấu sáo “Đêm trăng tròn”; hòa tấu nhạc cụ tre nứa “Buôn làng ấm no”.

Chương trình mang thông điệp đến với người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá, nghề truyền thống, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Qua đó, nhằm giới thiệu, quảng bá đến du khách trong và ngoài nước về hình ảnh, đất nước, con người Gia Lai với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa truyền thống phong phú, nhiều màu sắc; có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, gắn với hệ thống các di tích tiêu biểu, lâu đời...

Bảo An
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững