Chủ nhật 22/12/2024 17:24

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng hàng Việt, tỉnh Gia Lai đã chú trọng đến việc triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Hiện toàn tỉnh Gia Lai có 8.160 doanh nghiệp và 364 hợp tác xã với tổng vốn đăng ký 124.470 tỷ đồng. Gia Lai có trên 1.500 nhãn hiệu thông thường, 3 chỉ dẫn địa lý, 15 nhãn hiệu chứng nhận, 20 sáng chế và 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP.

Nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt, tỉnh Gia Lai đã chú trọng đến việc triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, có tác động tích cực đến nhận thức của các cấp chính quyền và người dân. Từ đó làm thay đổi nhận thức và hành vi trong sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày theo hướng ưu tiên sử dụng các loại hàng hóa sản xuất trong nước.

Việc mở rộng các điểm bán hàng Việt, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Ảnh: V.T

Ngay từ đầu năm 2024, Sở Công Thương Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 16/KH-SCT thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2024.

Kế hoạch nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị tham gia chương trình phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đảm bảo nâng cao nhận thức và hành vi của cộng đồng về chất lượng của hàng Việt Nam, từ đó thay đổi thói quen tiêu dùng. Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định cho các doanh nghiệp.

Bà Đào Thị Thu Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho biết, đến hết quý III, Sở đã triển khai được 7 điểm bán hàng OCOP và hàng Việt tại các điểm du lịch; thường xuyên hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đưa sản phẩm của mình tham gia tại các triển lãm, hội chợ.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng mở các lớp đào tạo tư vấn kỹ năng trong kinh doanh cho các doanh nghiệp; phối hợp tổ chức các hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong lĩnh vực phân phối hàng Việt. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học, công nghệ, mở rộng kênh phân phối hàng Việt thuận tiện, linh hoạt, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về chất lượng của hàng Việt để thay đổi thói quen tiêu dùng.

Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai cũng cho biết, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng tăng cường quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm hiệu quả và tạo sức lan tỏa.

Trong đó, các siêu thị đã đăng ký tăng tỷ lệ hàng Việt trên 90% trong cơ cấu hàng hóa của đơn vị; nhiều doanh nghiệp tổ chức các đợt khuyến mại để thu hút người tiêu dùng sử dụng hàng Việt. Nhiều sản phẩm như: Cà phê, hồ tiêu, cao su, mắc ca, mật ong... của Gia Lai đã được khẳng định về uy tín, chất lượng, cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Đã có nhiều doanh nghiệp trong tỉnh khẳng định được thương hiệu và vươn xa đến nhiều khu vực trên thế giới.

Vừa qua, tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo thực hiện cuộc vận động tỉnh Gia Lai, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương - Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đánh giá: Những năm qua, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai cuộc vận động với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh, hàng Việt ngày càng được người tiêu dùng trong tỉnh ủng hộ và tin dùng.

Đặc biệt là việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các biện pháp chống hàng giả, hàng kém chất lượng và phát triển hệ thống phân phối hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Nhật Tiên
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Triển khai tích cực Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'