Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?
Nhận định trên của ông Alexei Belogoriev, Giám đốc nghiên cứu và phát triển thuộc Viện Năng lượng và Tài chính Nga (IEF) chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
“Vấn đề thiếu vốn hiện đã khá gay gắt, nhưng cho đến nay vẫn chưa biểu hiện mạnh mẽ. Nhưng thực tế giá dầu thế giới hiện đang dao động quanh mức 80 USD/thùng, chứ không phải 50-60 USD/thùng. Nguyên nhân phần lớn không phải do hành động của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (/chu-de/opec.topic) mà do thiếu đầu tư vào ngành này trong 10 năm qua. Và trong tương lai, tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không có gì thay đổi”, ông Belogoriev nói.
Giá dầu trên thế giới giữ ở mức gần 80 USD/thùng không phải do hành động của OPEC+ mà là do thiếu đầu tư vào ngành. Ảnh: AP |
Chuyên gia tại IEF lưu ý, hiện nay, do sự tăng tốc của quá trình chuyển đổi năng lượng, các công ty dầu mỏ thế giới đang rơi vào tình trạng tài chính hạn chế. Kết quả là, về lâu dài, có nguy cơ mất đồng bộ về mức độ khai thác dầu và nhu cầu thực tế.
Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng, lo ngại về nhu cầu dầu tại thị trường Trung Quốc cũng tạo sức ép lên giá dầu sau khi dữ liệu gần đây chỉ ra nền kinh tế nước này vẫn đang gặp khó khăn. Giới chuyên gia dự báo, nhu cầu dầu của nước này khó có thể tăng mạnh trong giai đoạn nửa cuối năm nay.
Các nhà phân tích tại công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates nhận định, giá năng lượng đang khởi động với mức tăng mạnh mẽ nhờ lực đẩy từ căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông và kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng trong tháng này.
OPEC+ đã gia hạn hầu hết các chương trình cắt giảm sản lượng dầu đến năm 2025. Việc cắt giảm sản lượng này khiến các nhà phân tích dự báo nguồn cung sẽ thiếu hụt trong thời gian tới do nhu cầu vận tải và sử dụng điều hòa không khí trong mùa hè.
Trước tình trạng giá dầu thế giới “bay cao”, ông Dennis Kissler, Phó Chủ tịch phụ trách giao dịch tại Công ty BOK Financial cho biết, hoạt động mua vào đang gia tăng trước tình hình căng thẳng ở Trung Đông, gián đoạn sản xuất ở Libya và lượng dầu dự trữ thấp tại Cushing, Oklahoma - một trung tâm lưu trữ dầu quan trọng của Mỹ.
Chuyên gia phân tích Giovanni Staunovo của ngân hàng Thụy Sỹ UBS nhận định, rủi ro lớn nhất đối với thị trường dầu là sự sụt giảm hơn nữa trong sản lượng dầu của Libya do căng thẳng chính trị tại nước này, với nguy cơ sản lượng có thể giảm từ mức hiện tại là 1 triệu thùng/ngày xuống 0. Ngoài ra, những diễn biến leo thang căng thẳng tại Trung Đông cũng đang ảnh hưởng đến thị trường “vàng đen”.
Trong khi đó, lượng dầu dự trữ tại mỏ Cushing của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng qua. Theo một cuộc thăm dò của Reuters, lượng dầu dự trữ của nước này được dự đoán giảm khoảng 3 triệu thùng trong tuần trước.
Chuyên gia phân tích Priyanka Sachdeva của Công ty Phillip Nova đánh giá, giới đầu tư vẫn đang thận trọng với những hành động của OPEC+, vốn có kế hoạch tăng sản lượng trong năm nay.