GDP quý I/2022 tăng 5,03%, nền kinh tế đang dần phục hồi

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng trưởng này, Tổng cục Thống kê nhận định, nền kinh tế trong nước đã dần phục hồi sau 2 năm chịu tác động của dịch bệnh Covid-19.

Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng

Sáng 29/3, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I/2022. Phát biểu tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê – cho biết: GDP quý I/2022 ước tăng 5,03% so với cùng kỳ quý I/2021.

Trong đó, khu vực nông-lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,45%, đóng góp 5,67% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,38%, đóng góp 51,08%; khu vực dịch vụ tăng 4,58%, đóng góp 43,16%.

GDP quý I/2022 tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước
Tổng cục Thống kê khuyến nghị giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5% trong năm 2022

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 7,79% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp của ngành dịch vụ, thị trường cụ thể, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,75%; ngành vận tải, kho bãi tăng 7,06%; ngành bán buôn, bán lẻ tăng 2,98%; ngành dịch vụ lưu trú ăn uống giảm 1,79%.

Chia sẻ về nguyên nhân đạt được mức tăng trưởng trên, đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng, 3 tháng đầu năm, tình hình kinh tế thế giới vẫn duy trì đà phục hồi, chuỗi cung ứng toàn cầu được khơi thông. Tuy nhiên, xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến giá các loại hàng hoá trên thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí hoá lỏng tăng mạnh nhất, kể từ năm 2011, tạo áp lực lớn lên lạm phát và tăng trưởng toàn cầu.

Song với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế để không “lỡ nhịp” với đà phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới, đồng thời đạt được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XIII, ngày 30/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ chương trình.

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp, khơi thông chuỗi cung ứng… nhờ đó kinh tế quý I/2022 đã có sự tăng trưởng tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi.

GDP quý I/2022 tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước
Công nghiệp chế biến, chế tạo được đánh giá đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng

Nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng

Dù đánh giá tích cực về kết quả tăng trưởng quý I/2022, song bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê – cho rằng: Kết quả GDP quý I/2022 cao hơn mức tăng 4,72% quý I/2021 và 3,66% của năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 6,85% của quý I/2019.

Về triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới, ông Lê Trung Hiếu – Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục thống kê) - nhận định: Hoạt động kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều thay đổi tích cực, dịch vụ đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, công nghiệp chế biến, chế tạo khá tốt...Theo đó, cơ hội tăng trưởng thời gian tới vẫn khả quan.

Cụ thể, “động lực tăng trưởng thời gian tới tiếp tục từ những ngành thế mạnh như nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo, do cầu thế giới và thị trường khôi phục, các hoạt động bán buôn, bán lẻ, vui chơi giải trí tăng cao..." – ông Lê Trung Hiếu thông tin.

Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế hiện nay đã xuất hiện những thách thức mới, xung đột chính trị Nga – Ukraine khiến giá cả thế giới leo thang, cầu thế giới cao, chuỗi cung ứng toàn cầu khó khăn, đặt ra các áp lực về lạm phát cao trong năm 2022. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, nguy cơ nhập khẩu lạm phát cao. Do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong cả năm 2022 vẫn là một thách thức rất lớn.

Từ phân tích trên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, Tổng cục Thống kê cho rằng cần tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 128 quy định về thích ứng an toàn; tập trung giải ngân hết vốn đầu tư công ngay từ đầu năm. Cùng với đó, Việt Nam cũng cần kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, giá cả thị trường, cần liên tục cập nhật các kịch bản lạm phát và theo dõi diễn biến giá các mặt hàng thiết yếu. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy sản xuất trong nước, tự chủ nguồn cung nhiên liệu, đẩy mạnh thị trường nội địa, tháo gỡ rào cản tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước...

Mặc dù khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm là thách thức, nhưng Tổng cục Thống kê vẫn khuyến nghị, Việt Nam giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng năm từ 6-6,5% theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Trung ương thống nhất phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm Ngày sinh của Người

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm Ngày sinh của Người

Thủ tướng: Thủ tục, điều kiện cho vay mua, đầu tư nhà ở xã hội phải nhanh, đơn giản

Thủ tướng: Thủ tục, điều kiện cho vay mua, đầu tư nhà ở xã hội phải nhanh, đơn giản

AFD sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh

AFD sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh

Văn phòng Quốc hội công bố quyết định nhân sự

Văn phòng Quốc hội công bố quyết định nhân sự

Trung ương cho ý kiến về dự thảo Chỉ thị đại hội đảng bộ các cấp

Trung ương cho ý kiến về dự thảo Chỉ thị đại hội đảng bộ các cấp

Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm hơn 6 tháng?

Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm hơn 6 tháng?

Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Việt Nam từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Việt Nam từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh

Infographic: Tiểu sử tân Thường trực Ban Bí thư Đại tướng Lương Cường

Infographic: Tiểu sử tân Thường trực Ban Bí thư Đại tướng Lương Cường

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Bùi Thị Minh Hoài

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Bùi Thị Minh Hoài

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ chính trị khoá XIII Lê Minh Hưng

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ chính trị khoá XIII Lê Minh Hưng

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Đỗ Văn Chiến

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Đỗ Văn Chiến

VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5-6%

VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5-6%

Năm 2027 sẽ hoàn thành mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Năm 2027 sẽ hoàn thành mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp không thực hiện hóa đơn điện tử trong kinh doanh vàng sẽ bị tước giấy phép

Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp không thực hiện hóa đơn điện tử trong kinh doanh vàng sẽ bị tước giấy phép

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Xem thêm