Thứ hai 23/12/2024 08:51

FTA Việt Nam - Israel: Mở rộng cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư

Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel (VIFTA).

Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về những cơ hội mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel (VIFTA) đem lại trong tương lai.

Đại diện doanh nghiệp hai nước trao đổi về cơ hội hợp tác tại Hội nghị Giao thương hợp tác thương mại và sản xuất Việt Nam - Israel. Ảnh: TTXVN

Thưa ông, ngày 2/4, tại Tel Aviv (Israel), Việt Nam và Israel đã ra tuyên bố về việc kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai nước sau 7 năm với 12 phiên đàm phán. Xin ông cho biết một số đánh giá về nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc tiếp tục đàm phán các FTA, mở cửa thị trường cho hàng Việt Nam ra thế giới?

Chính sách nhất quán của chúng ta từ xưa đến nay là hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới; mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư với tất cả các nước. Trên cơ sở đó, chúng ta đã ký kết được rất nhiều FTA, trong đó có FTA với rất nhiều thị trường lớn.

FTA Việt Nam - Israel là một trong những FTA mới nhất mà chúng ta vừa ký kết, thể hiện rõ nét chính sách hội nhập toàn diện, sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và mở rộng quan hệ với tất cả các nền kinh tế; đồng thời đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu cho hàng hóa Việt Nam. Đây là nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương nói riêng và các bộ, ngành khác nói chung.

Mặt khác, Israel dù không phải là thị trường lớn nhưng việc quyết tâm đàm phán FTA thể hiện sự quyết tâm của chúng ta trong mở rộng quy mô thương mại, đầu tư với tất cả các nền kinh tế, kể cả các nền kinh tế nhỏ.

Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)

Israel không phải thị trường lớn nhưng lại được đánh giá là thị trường rất tiềm năng cho hàng Việt vì hàng hóa của hai thị trường có tính chất bổ sung cho nhau. Theo ông, cơ hội xuất khẩu của hàng Việt Nam sang thị trường này thời gian tới sẽ như thế nào, khi FTA được ký kết và đi vào thực thi?

Israel không phải là đối tác thương mại và đầu tư lớn của nước ta, nhưng ý nghĩa của việc Bộ Công Thương nỗ lực đàm phán và kết thúc đàm phán thể hiện ở tiềm năng lớn của thị trường. Lý do, Israel nằm ở khu vực Tây Nam Á, với khu vực này, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chưa cao, song Việt Nam vẫn đang rất nỗ lực để mở rộng thị trường, bởi hàng hóa giữa hai bên có tính chất bổ sung cho nhau. Việc mở rộng được hoạt động thương mại sang các thị trường mới cũng sẽ giúp doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường, thay vì tập trung quá nhiều vào những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - đang chiếm tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa rất lớn của chúng ta và rất dễ rủi ro khi biến động, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Israel hiện là thị trường xuất khẩu đứng thứ 3, đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại khu vực Tây Á. Hy vọng là, sau khi FTA được ký kết và đi vào thực thi sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại hai chiều đi lên.

Bên cạnh đó, với khu vực Tây Á, hiện Israel đóng vai trò như một “bàn đạp” để hàng hóa Việt Nam hiện diện rõ hơn ở khu vực Tây Nam Á. Nếu vào được thị trường Israel, hàng hóa Việt Nam sẽ có cơ hội vào được rất nhiều thị trường khác của khu vực.

Một điểm nữa, Israel là một nền kinh tế có công nghệ cao, đặc biệt công nghệ trong nông nghiệp. Do đó, hy vọng rằng, FTA này không chỉ giúp khơi mở hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước mà còn giúp thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam, lĩnh vực Việt Nam rất cần và muốn phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng.

Như vậy, xét về quy mô thương mại và đầu tư, so với các FTA đã ký như với EU, CPTPP…, FTA Việt Nam - Israel không có quy mô lớn nhưng lại mang rất nhiều ý nghĩa trong tương lai. Việc ký kết và thực thi hiệp định giúp vừa đa dạng hóa, đa phương hóa, mở rộng quan hệ thương mại với khu vực Tây Á, Tây Nam Á - khu vực chúng ta vẫn đang có những quan hệ tương đối hạn chế và mong muốn được mở rộng. Đồng thời, đa dạng hóa các nguồn đầu tư trong bối cảnh kinh tế thế giới còn khó khăn.

Thời gian qua, có những FTA được doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt, song cũng có những FTA khả năng tận dụng hạn chế hơn. Vậy theo ông, với FTA mới như FTA, doanh nghiệp cần chú trọng điều gì để phát huy hiệu quả do hiệp định mang lại?

Câu chuyện muốn tận dụng tốt FTA không chỉ của Chính phủ, các bộ, ngành mà còn của doanh nghiệp. Thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực mở đường, mở ra cơ hội từ các FTA và Việt Nam là một trong những nước hàng đầu trong ASEAN chủ động ký kết với mục đích tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp. Để ký kết được 1 FTA, Chính phủ, các bộ, ngành tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức rất nhiều, song thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ lực để ký kết và đưa các FTA thực thi trong cuộc sống.

Ký kết được đã khó, để tận dụng được tốt, doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều. Có thể thấy, vừa qua, không phải tất cả FTA đều được doanh nghiệp tận dụng tốt. Bên cạnh đó, với hầu hết FTA chúng ta ký như FTA với EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…, thực tế, các doanh nghiệp FDI đang tận dụng lợi thế tốt hơn. Lý do là vì những doanh nghiệp này xuất phát từ các nước phát triển, có kinh nghiệm tiếp cận thị trường, có nguồn lực về tài chính, nhân lực, sở hữu sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của FTA… Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa chưa tận dụng được tốt bằng.

Do đó, không chỉ với FTA Việt Nam - Israel mà với rất nhiều các FTA khác, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ về thị trường; đồng thời, sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn, kỹ thuật. Hiện nay, nhiều FTA đòi hỏi các tiêu chuẩn về môi trường, lao động, sử dụng nguồn nhân lực…, song tất cả những điều đó, doanh nghiệp Việt còn rất yếu.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ để nắm được nội dung của các FTA. Đồng thời, tận dụng tốt các hỗ trợ của nhà nước để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành… Doanh nghiệp cũng cần nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa; tìm hiểu về các ưu đãi về chứng nhận xuất xứ hàng hóa để tận dụng hiệu quả FTA.

Xin cảm ơn ông!

Với việc chính thức kết thúc đàm phán, hai nước sẽ sớm xúc tiến các công tác liên quan để chuẩn bị cho việc ký Hiệp định FTA Việt Nam - Israel dự kiến ngay trong năm 2023, nhân kỷ niệm 30 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Tin cùng chuyên mục

Ngành hàng nào được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định VIFTA được thực thi?

Khối EFTA và Thái Lan kết thúc đàm phán FTA: Dấu ấn hợp tác kinh tế châu Âu - Đông Nam Á

FTA Index: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam

Chuyên gia nêu giải pháp tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi FTA

FTA Index: Động lực đổi mới để doanh nghiệp và địa phương hội nhập hiệu quả

Hiệp định thương mại tự do (FTA): ‘Đòn bẩy' cho doanh nghiệp tài chính hội nhập

Lãnh đạo Lefaso 'hiến kế' để Cổng FTAP mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp, địa phương

Cổng FTAP: Địa chỉ tin cậy giúp doanh nghiệp, địa phương tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Chuyên gia 'hiến kế' để FTA Index giúp doanh nghiệp, địa phương hội nhập hiệu quả

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

'Xanh hóa' để làm chủ 'cuộc chơi' trong Hiệp định RCEP

FTA Index - động lực để Hải Phòng tăng thu hút đầu tư chất lượng cao

Kỳ vọng bộ chỉ số FTA Index sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp

RCEP - cầu nối giao thương, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc