Thứ năm 28/11/2024 23:49

Facebook bán công nghệ và thu hẹp quy mô dự án tiền điện tử Diem

Chuyên gia phân tích Rob Enderle từ Enderle Group nhận định ý tưởng của Facebook về việc thiết lập một hệ sinh thái tiền điện tử giống như một cây cầu nằm quá xa so với tầm nhìn của các nhà quản lý.

Ngày 31/1, dự án tiền điện tử Diem do Facebook "đỡ đầu" đã thông báo thu hẹp quy mô và bán công nghệ với mức giá 182 triệu USD.

Đây là một dấu mốc buồn với một sáng kiến đầy tham vọng nhằm đưa tiền điện tử thành một công cụ chính thống nhưng liên tục vấp phải những quan ngại của giới chức quản lý.

Trong thông báo mới, Giám đốc điều hành của Diem Networks Stuart Levey cho biết sáng kiến này đang tiến triển nhưng diễn biến các cuộc làm việc với giới chức liên bang Mỹ ngày càng cho thấy rõ ràng là dự án này không được phép đi tiếp.

Trong những tuần tới, Hiệp hội Diem và các chi nhánh sẽ bắt đầu quy trình thu hẹp quy mô. Tập đoàn Silvergate Capital, có trụ sở tại California, đã mua lại công nghệ mà Diem thiết kế sử dụng cho các dự án tiền điện tử, với giá 182 triệu USD.

Cụ thể, các hạng mục được bán gồm cơ sở hạ tầng phát triển, triển khai và vận hành cũng như các công cụ để điều hành hệ thống thực hiện các thanh toán và các giao dịch chuyển khoản tiền điện tử dựa trên công nghệ blockchain (chuỗi khối).

Chuyên gia phân tích Rob Enderle từ Enderle Group nhận định ý tưởng của Facebook về việc thiết lập một hệ sinh thái tiền điện tử giống như một cây cầu nằm quá xa so với tầm nhìn của các nhà quản lý.

Giới chức quản lý đã thể hiện rõ sự thiếu tin tưởng vào Facebook liên quan những việc mà mạng xã hội này đang thực hiện, vì vậy không thể có khả năng giới chức để Facebook tiến xa với một dự án liên quan tới tiền bạc và tài chính. Chuyên gia này đánh giá những diễn biến mới chỉ ra rằng dự án đã đi vào ngõ cụt. Trước đó, năm 2019, Facebook công bố các kế hoạch thiết kế một đồng tiền điện tử và hệ thống thanh toán sử dụng đồng tiền này.

Tuy nhiên, ý tưởng lập tức trở thành chủ đề gây quan ngại cho giới chức quản lý tài chính toàn cầu với những hoài nghi về tính an toàn và độ tin cậy của dự án xuất phát từ một mạng lưới tư nhân.

Ban đầu, dự án có tên là Libra, với sự tham gia của nhiều đối tác tài chính lớn trên toàn cầu. Sau sự rút lui của các đối tác chính như PayPal, Visa và Mastercard, Libra đổi tên thành Diem vào cuối năm 2020 và thu hẹp các tham vọng đề ra ban đầu./.

Theo VietnamPlus
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Xe điện tiếp tục là 'át chủ bài', doanh thu quý III/2024 của VinFast tăng 49,3%

Ô tô "xanh" tiếp cận thị trường Việt theo cách đa chiều

4 ngày nữa, chính sách giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước hết hiệu lực

Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024 diễn ra từ ngày 2-3/12

Omoda C5 chính thức ra mắt thị trường Việt Nam, giá bán từ 589 triệu đồng kèm nhiều ưu đãi

Chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo quốc gia 2024

Hãng xe Việt lọt top 30 thương hiệu bán chạy ô tô điện nhất thế giới năm 2024

Lí do hai hãng ô tô Hàn Quốc triệu hồi 200.000 xe điện

Hãng xe thương hiệu Việt chính thức bàn giao lô xe điện VF5 đầu tiên tại Indonesia

Dàn SUV châu Âu hạng sang cập bến thị trường Việt Nam dịp cuối năm 2024

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Mẫu bán tải bán chạy tại Đông Nam Á cập nhật động cơ hybrid

Lượng ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 11 tăng mạnh

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Việt

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ